Combo 2 cuốn: Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng + Đạo – Con Đường Không Lối (Tặng kèm bookmark danh ngôn hình voi)

Huyền Thuật Và Các Đạo Sĩ Tây Tạng

Hành trình 12 năm trong đất Phật huyền bí 

Gần 100 năm kể từ ngày ra mắt, Mystyquet et Magiciens du Tibet, cuốn sách vang dội châu Âu của nữ tác giả người Pháp Alexandra David – Neel, mới có dịp đến tay bạn đọc Việt Nam với tên gọi Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng. Cuốn sách là một thiên phóng sự đáng kinh ngạc của tác giả trong hành trình xuyên qua vùng đất Tây Tạng để khám phá các huyền thuật của đạo sĩ nơi đây. 

Với ý định tiếp kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 đang lánh nạn tại Ấn Độ (vì xung đột chính trị với triều đại Mãn Thanh), Alexandra David – Neel không ngờ các bí mật về huyền thuật Tây Tạng lẫn lời chỉ dẫn sâu xa của những vị đạo sư đã dẫn bà đi xa hơn dự định ban đầu của mình. Sau 12 năm rong ruổi khắp Tây Tạng, Alexandra đã để lại tập sách Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng như một công trình nghiên cứu quan trọng về vùng đất đầy bí ẩn này.

Trước khi cuốn sách của Alexandra ra đời, huyền thuật Tây Tạng hoặc chỉ được biết đến như những câu chuyện hư ảo về phù phép, bùa chú hoặc bị những nhà nghiên cứu Phật học chính thống ở phương Tây xem là mê tín dị đoan. Tác giả Alexandra David – Neel chính là người phụ nữ ngoại quốc đầu tiên với kiến thức Phật học của mình đã đặt chân đến Tây Tạng để tận mắt chứng kiến và ghi chép những hiện tượng kì bí. 

“Người ta không thể giải thích vì sao Tây Tạng lại có sức hấp dẫn kỳ lạ như vậy nếu họ không đặt chân đến đây, nếu họ không trầm mình vào bầu không khí trang nghiêm tĩnh lặng, nếu họ không biết lắng nghe những âm thanh mơ hồ trong gió, hay nhìn thấy những hình ảnh kỳ lạ chập chờn trong sương mù, hư hư thực thực.” – Lời Alexandra trong tập sách.

Nữ tác giả Alexandra David – Neel đã nỗ lực lý giải những hiện tượng siêu nhiên của huyền thuật Tây Tạng dưới con mắt quan sát nhạy bén và kiến thức thu nhặt được trong hành trình của mình. Xuyên suốt tập sách, tác giả đã kể lại những câu chuyện về bí thuật của các đạo sĩ Tây Tạng, phương pháp tu tập – thiền định của họ và cả những truyền thuyết bà được nghe kể dọc chặng đường. 

Dù trước khi lên đường chu du Tây Tạng, Alexandra là một học giả nổi tiếng về Phật giáo nhưng dường như mỗi một câu chuyện về các đạo sĩ hay truyền thống tu tập của họ đều trở nên lạ lẫm đối với bà. Rõ ràng, Tây Tạng, một vùng đất huyền diệu, đã khiến Alexandra không thể lý giải những gì xảy ra theo logic, ngôn ngữ của một người nghiên cứu hay ít nhất là của một người phương Tây. 

Với lối trần thuật đậm chất phóng sự du ký, những trang sách của Alexandra không chỉ mở ra cho các độc giả phương Tây đầu thế kỉ 20 cái nhìn rõ nét hơn về Tây Tạng mà còn giúp các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu để khảo cứu về năng lực con người. Mặc cho đã trải qua 100 năm kể từ lần đầu xuất bản, cuốn sách vẫn đem đến người đọc sự bất ngờ về Tây Tạng, bởi cho đến tận ngày nay, khi thế giới trở nên rộng mở hơn bao giờ hết thì những câu chuyện huyền bí ấy vẫn cứ mờ ảo như dãy núi Hi Mã Lạp Sơn quanh năm tuyết phủ.

Có thể xem Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng có giá trị tựa cuốn du kí phương Đông danh tiếng của nhà phiêu lưu Marco Polo. Bên cạnh hành trình về huyền thuật Tây Tạng, cuốn sách của Alexandra David – Neel còn là những ghi chép thú vị liên quan đến các sự kiện lịch sử ở nơi này như việc mô tả chuỗi ngày lánh nạn ở Ấn Độ của Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 hay những cải cách tôn giáo đột phá của vua Sidkeong Namgyal xứ Sikkim.

Những nhân vật gắn liền với cuộc hành trình của Alexandra có người ẩn danh, vô danh nhưng cũng có người quyết định vận mệnh của cả một đất nước rộng lớn. Cũng chính vì vậy, Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng đã tạo nên một cảm hứng mạnh mẽ ở người xem về vùng đất Tây Tạng với bao thăng trầm chứ không đơn thuần chỉ là những truyền thuyết hư ảo được phủ một lớp mầu nhiệm lấp lánh nào đó.

 Đạo – Con Đường Không Lối

Đạo – Con Đường Không Lối được ghi lại từ bài nói chuyện của Osho về 5 câu chuyện ngụ  ngôn trong cuốn Liệt tử (hay Liệt Ngự Khấu, một nhân vật Đạo gia sống vào thế kỉ 4 TCN). Trong phần trình bày của mình, tác giả Osho thổi vào đó những diễn giải mới mẻ của đương đại. Qua đó ông muốn người nghe khám phá sự đối lập thực sự giữa lý trí – phi lý trí, giữa tính dương – tính âm, giữa sự tuân thủ luật lệ – sự tự nhiên nhi nhiên.

Cuốn sách gồm 5 chương, cùng 1 phần Hỏi – đáp. Trong phần hỏi – đáp, với việc trả lời những thắc mắc của người  nghe, tác giả muốn chỉ ra cách áp dụng sự uyên nguyên của triết lý Đạo giáo vào cuộc sống hàng ngày.

Chương Một –  Ai mới là người hạnh phúc? lý giải làm sao mà nỗi khổ sở lại được khởi phát từ sự tồn tại của cái tôi, của bản ngã.

Chương Hai – Người biết cách tự an ủi chỉ ra một sự thâm sâu hơn trong cách nhìn nhận những niềm hân hoan luôn lồ lộ ra bên ngoài của con người.

Chương Ba – Không hối tiếc lại nói về sự khác biệt giữa trí tuệ có được từ sự gom góp từ bên ngoài, đối sánh với cái biết khởi sinh từ bên trong.

Chương Bốn – Sống thì không có nghỉ ngơi là một cuộc đối thoại giữa học trò với thầy mình, qua đó sẽ hiển lộ cho chúng ta thấy những giới hạn của mọi ngành triết học lẫn hệ quả bấp bênh khi người ta sống chỉ vì mong cầu một kết quả trong tương lai.

 

Chương Năm – Tốt nhất là tĩnh lặng, tốt nhất là trống rỗng luận bàn về hai con đường đến được với thượng đế tối cao. Đó là con đường khẳng định của Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo; và con đường phủ định (hay con đường huyền môn) của Phật và Lão Tử.

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago