Đi Tìm Lẽ Sống
Đi tìm lẽ sống của Viktor Frankl là một trong những quyển sách kinh điển của thời đại. Thông thường, nếu một quyển sách chỉ có một đoạn văn, một ý tưởng có sức mạnh thay đổi cuộc sống của một người, thì chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để chúng ta đọc đi đọc lại và dành cho nó một chỗ trên kệ sách của mình. Quyển sách này có nhiều đoạn văn như thế.
Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.
Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.
Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”.
Sau sự thành công và được bạn đọc đón nhận, ủng hộ của tác phẩm Thả trôi phiền muộn, tháng 12 này, tác phẩm thứ hai của tác giả – Sư cô Suối Thông sẽ được phát hành với hy vọng tiếp tục gieo những hạt mầm tốt đẹp vào thế giới rộng lớn này.
Mặc dù tác phẩm thứ hai này phong phú hơn về chủ đề và thể loại, song tác giả vẫn ưu tiên các bài viết có tính chất tu dưỡng, nâng cao phẩm chất cá nhân, quay về nhìn lại và làm mới chính mình, từ trong suy nghĩ, lời nói đến hành động. Vì tác giả quan niệm: Muôn sự vạn việc đều bắt nguồn từ mỗi cá nhân. Khi mình đủ vững vàng thì năng lượng tích cực sẽ lan tỏa đến những người và việc xung quanh, làm cho mọi điều tốt đẹp hơn lên. Đó cũng chính là tầng ý nghĩa để đặt tên cho cuốn sách thứ hai này: Sống đời bình an.
Hy vọng khi lần giở từng trang sách của Sống đời bình an, bạn đọc sẽ nhìn thấy hình bóng của mình, như một người bạn đồng cảm qua mỗi bài viết, mỗi câu chuyện. Để khi gấp cuốn sách lại, bạn sẽ có thêm ít nhiều năng lượng cho hành trình cuộc sống được tươi mới, an yên và vui vẻ hơn:
Có câu: “Không nhòm ngó người khác thì không thương cảm bản thân; không lưu luyến quá khứ sẽ không ảo tưởng tương lai; để tâm trong hiện tại tất sẽ bình an”.
Ở đời:
Nhân phẩm lấy chính trực làm quý;
Tâm địa lấy lương thiện làm chủ;
Tu đức lấy bố thí làm trọng;
Hành thiện lấy hiếu thuận làm cao;
Tình cảm lấy chân thành làm gốc;
Đối đãi lấy trung thực làm đầu;
Xử thế lấy khiêm nhường làm bạn;
Học vấn lấy thông suốt làm thầy;
Ngôn ngữ lấy rõ ràng làm chuẩn;
Hành động lấy thận trọng làm luật;
Ẩm thực lấy thanh đạm làm ngon;
Làm người lấy uy tín làm nền tảng;
Làm việc lấy tận tâm làm điểm xuất phát.
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…