Công thức thành công của người bán hàng xuất sắc
Hiện nay, thị trường tuyển dụng luôn có nhu cầu cao đối với vị trí nhân viên bán hàng. Tôi tin chắc rằng bạn từng được nghe kể về rất nhiều câu chuyện thành công của những nhân viên bán hàng tài năng, cũng từng nghe thấy rất nhiều ví dụ kinh điển về chuyện phất lên nhanh chóng của họ, nhưng bạn có thể trở thành một trong số những con người xuất sắc ấy không? Hay bạn chỉ coi bán hàng là một loại ngành nghề, hằng ngày cũng đi làm ở công ty như những người khác, mỗi tháng báo cáo kết quả bán hàng một lần? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty Foxconn – ông Quách Đài Minh (Terry Gou) từ một chàng trai nghèo vô danh đến nay đã thành công rực rỡ, có thể nói ông chính là một nhân viên bán hàng thành công nhất, là nhân tố không thể thiếu của doanh nghiệp. Bạn cũng muốn trở thành người có năng lực cao nhất như vậy chứ?
Dưới đây là những tố chất của một nhân viên bán hàng xuất sắc:
1. Có khả năng chào hàng tốt.
2. Không sợ khổ, không ngại dãi nắng dầm mưa.
3. Không sợ bị từ chối, chỉ sợ không giao dịch thành công.
4. Coi giao dịch thành công là chuyện quan trọng nhất trong công việc.
5. Không thích ngồi lì ở văn phòng, chỉ muốn trực tiếp mang sản phẩm đến giới thiệu với khách hàng.
6. Quan tâm tới mỗi khách hàng như là người bạn tốt nhất của mình.
7. Luôn thử thách bản thân với những thành tựu, không đạt được thành công quyết không bỏ cuộc.
Bạn thấy bản thân mình đạt được bao nhiêu trong số những yếu tố kể trên?
Có thái độ đúng đắn đối với công việc bán hàng
Hãy thử nghĩ xem, mục đích bạn làm nhân viên bán hàng là gì? Bạn nhận định như thế nào về công việc này? Bởi vì nhận định sẽ quyết định thái độ của bạn đối với công việc, thái độ sẽ quyết định hành vi, còn hành vi sẽ quyết định thành công. Bởi vì nghề bán hàng đòi hỏi bạn phải tiếp xúc với khách hàng, trong quá trình đó thái độ của bạn sẽ biểu đạt tâm tư, ngôn ngữ cơ thể sẽ cho thấy ý nghĩ của bạn. Do đó bạn cần xác định rõ thái độ đối với nghề này: Nếu bạn yêu thích công việc nhân viên bán hàng, thì hãy cố gắng học hỏi để thành công.
Điều khách hàng quan tâm trước tiên là thái độ của bạn, sau đó mới đến sản phẩm của bạn
Rất nhiều nhân viên bán hàng đều có chung một sự hiểu lầm, đó chính là coi sản phẩm là điều kiện tiên quyết của doanh số. Đầu tiên, chúng ta phải hiểu về công việc này rằng: Bán hàng chính là bán sản phẩm từ tay nhân viên bán hàng. Bởi vậy, thái độ khi bán hàng, phương thức bán hàng của nhân viên đó là nguyên nhân chính khiến khách hàng quyết định mua hay không, chứ không phải là sản phẩm. Khi bạn bước vào trung tâm thương mại, muốn lựa chọn một chiếc cặp da, có lẽ trong lòng bạn chỉ nghĩ đến một chiếc cặp da nói chung mà không có hình dung cụ thể; vậy thì ai đã ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của bạn? Chính là nhân viên bán hàng! Khả năng giới thiệu về sản phẩm cùng với thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng sẽ tác động đến quyết định bạn có mua hay không, chứ không phải là cái nhìn đầu tiên của bạn đã khiến bạn muốn mua chiếc cặp da. Nhân viên bán hàng giỏi nằm lòng nguyên tắc này, và luôn có thái độ vui vẻ đối với mọi khách hàng, bởi họ hiểu rõ rằng: Điều mà họ bán là “sự phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên bán hàng giỏi”, sau đó mới là sản phẩm.
Bí quyết đàm phán để nắm bắt mọi thương vụ
Khi theo đuổi thành công trên thương trường, mỗi người cần biết vận dụng những kĩ năng đàm phán để tạo ra cơ hội kinh doanh, chẳng hạn như đàm phán khi tìm nguồn vốn, đàm phán trong giao dịch, tiêu thụ, thậm chí đàm phán hợp đồng giữa hai bên chủ và thợ.
Làm cách nào để sử dụng những kĩ năng bản thân có để đàm phán với người khác? Từ góc độ kinh doanh mà nói, đàm phán chính là làm cách nào để tình hình của mình mạnh hơn người khác và đạt được mục tiêu mong muốn. Ví dụ: Từ câu chuyện về chủ cửa hàng và khách mua hàng trên đây, điều chủ cửa hàng muốn đó là bán hàng với giá cao, giành được lợi nhuận cao nhất, nhưng khách hàng ai cũng mong mua được món hàng tốt nhất với giá rẻ nhất, vậy thì chủ cửa hàng phải dùng cách nào để giành được lợi nhuận cao nhất?
Các doanh nghiệp dựa vào đàm phán để trao đổi tài nguyên, lợi nhuận hoặc hợp tác để tạo ra những cơ hội lớn hơn. Năng lực đàm phán là một yếu tố quan trọng quyết định doanh nghiệp có thể giành được ưu thế trong môi trường cạnh tranh hay không. Còn nhân viên kinh doanh, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, khả năng đàm phán thương mại tốt sẽ tăng ưu thế trong thương lượng giá cả với khách hàng. Đàm phán không những đóng vai trò quan trọng để đạt được thỏa thuận mà còn là một trong những con đường nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Rất nhiều người quy kết quả đàm phán cho “vận khí”, ví dụ: “Lần này vận khí không tốt nên gặp phải người đó”; “Nếu không phải giữa đường nhảy ra một tên phá hoại thì cũng không thành ra thế này”; “Lần này xui xẻo lắm, tôi gặp phải người ủy thác không biết bản thân mình muốn gì, không có mục tiêu thì đàm phán với đối phương làm sao được?”.
Thực ra, khi tiến hành đàm phán, phải chuẩn bị tài liệu trên nhiều phương diện, khi tình huống đang có lợi thì cũng không được lạc quan quá mức, phải thận trọng từng bước, nắm rõ ràng, chính xác quá trình đàm phán, tránh dẫn tới xô xát do đàm phán thất bại sau này.
Cuốn sách này dựa trên những ví dụ thực tế trong cuộc sống, kết hợp hình minh họa vui nhộn, sẽ chỉ ra cho bạn biết phải chuẩn bị thế nào trước khi đàm phán để đối thủ đồng thuận với cách của bạn, để bạn giành chiến thắng tối đa trong các cuộc đàm phán.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…