Môn học “Cơ sở tạo hình” là môn học tiếp cận những quy luật nhận thức thị giác cũng như mối quan hệ các yếu tố nhận thức trong trường nhìn thẩm mỹ và những cách thức tạo ra hình thức bề ngoài của sản phẩm vật chất.
Tiền thân môn học này cũng đã được các cán bộ giảng dạy trong bộ môn Cơ sở Kiến trúc Trường đại học Kiến trúc Hà Nội xây dựng đề cương và biên soạn dưới dạng Bài giảng, áp dụng cho chuyên ngành Mỹ thuật công nghiệp của trường với tên môn học “Thiết kế cơ sở” Nội dung tập trung về một số quy luật nhận thức thị giác và ngôn ngữ tạo hình cũng như mối quan hệ các yếu tố tạo hình trong trường nhìn thẩm mỹ, ngoài ra môn học giới thiệu một số phương pháp tạo hình cơ bản theo mục đích môn học với chuyên ngành Mỹ thuật công nghiệp và chuyên ngành Kiến trúc.
Cơ sở tạo hình là môn học nhằm trang bị những kiến thức, khả năng tư duy thẩm mỹ và thực hành những bài tập về tạo hình cũng như nền tảng ban đầu cho chuyên ngành sâu như mỹ thuật cho sinh viên học các ngành học có tạo ra hình thức của sản phẩm như Mỹ thuật công nghiệp, Kiến trúc, Múa, …
Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã xin phép tổng hợp tham khảo, trích dẫn từ nhiều tài liệu, sách của KTS. Nguyễn Luận, PGS. KTS Đặng Thái Hoàng và trao đổi với các nhà nghiên cứu giảng dạy về sáng tác thiết kế kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp có kinh nghiệm như TS. KTS Hoàng Trinh, TS. KTS Tạ Trường Xuân, HS. Lê Huy Văn, cũng như các giáo viên trong bộ môn Cơ sở Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà nội … cho cuốn sách này.
Cuốn sách “Cơ sở tạo hình” được viết để làm tài liệu là giáo trình phục vụ không chỉ cho giáo viên và sinh viên chuyên ngành giảng dạy, học tập mà còn là tài liệu cho các nhà nghiên cứu chuyên môn về tạo hình tham khảo.
Chương 1: Khái niệm chung về tạo hình và nhận thức thị giác | |
1.1. Những khái niệm chung về tạo hình | 9 |
1.1.1. Tạo hình | 9 |
1.1.2. Hình thức | 10 |
1.1.3. Nhận thức | 11 |
1.1.4. Thị giác | 11 |
1.1.5. Tiêu chí của sản phẩm tạo hình | 11 |
1.1.6. Phân loại tạo hình | 12 |
1.1.7. Đặc trưng của các hình thức tạo hình | 12 |
1.2. Điều kiện nhận thức thị giác – ánh sáng và mầu sắc | |
1.2.1. Cấu trúc của mắt nhìn | 13 |
1.2.2. Các yếu tố trong nhận thức thị giác | 14 |
1.2.3. Điều kiện nhận thức thị giác | 15 |
1.3. Những quy luật nhận thức thị giác | 16 |
1.3.1. Trường thị giác | 16 |
1.3.2. Lực thị giác | 20 |
1.3.3. Cân bằng thị giác | 25 |
1.3.4. Hình dạng thị giác | 32 |
1.3.5. Tập hợp thị giác | 38 |
1.3.6. Chuyển động thị giác | 41 |
1.3.7. Nhận thức sai và sự chú ý trong cảm nhận thị giác, quy luật về đối chiếu và liên tưởng |
44 |
Chương 2: Ngôn ngữ tạo hình | |
2.1. Khái quát về các thành phần cơ bản trong ngôn ngữ tạo hình | 54 |
2.1.1. Ngôn ngữ tạo hình | 54 |
2.1.2. Các yếu tố tạo hình | 55 |
2.2. Điểm, đường nét | 63 |
2.2.1. Điểm trong tạo hình | 63 |
2.2.2. Đường nét trong tạo hình | 65 |
2.2.3. Khả năng biểu hiện của nét trong nghệ thuật tạo hình | 66 |
2.3. Diện – hình | 83 |
2.3.1. Khái niệm diện và hình trong tạo hình | 83 |
2.3.2. Khả năng biểu hiện của diện và hình trong nghệ thuật tạo hình | 83 |
2.4. Hình khối và không gian | 97 |
2.4.1. Khái niệm | 97 |
2.4.2. Khối cơ bản | 100 |
2.4.3. Khả năng biểu hiện nghệ thuật tạo hình của hình khối không gian. | 106 |
Chương 3: Nguyên lý về quan hệ các yếu tố trong bố cục tạo hình (Nguyên lý bố cục – Nguyên lý thẩm mỹ) |
110 |
3.1. Khái niệm chung | 110 |
3.1.1. Nguyên lý bố cục tạo hình | 110 |
3.1.2. Tổ hợp (bố cục tạo hình) | 110 |
3.2. Phương thức tạo nên các tiêu chí thẩm mỹ | 112 |
3.2.1. Phương thức tạo tính đa dạng (khác nhau, biến đổi) | 112 |
3.2.2. Phương thức tạo tính thống nhất (tính quy luật) | 131 |
3.3.3. Phương thức tạo tính hài hòa | 152 |
3.4. Những yêu cầu và quy tắc chung bố cục tạo hình | 160 |
3.4.1. Yêu cầu bố cục tạo hình | 160 |
3.4.2. Bản chất quy tắc liên kết các yếu tố tạo hình | 161 |
Chương 4: Những phương pháp tư duy tạo hình cơ bản | |
4.1. Khái niệm phương pháp tư duy tạo hình | 163 |
4.2. Nội dung phương pháp tư duy tạo hình cơ bản | 164 |
4.2.1. Những phương pháp tư duy tạo hình | 164 |
4.2.2. Phương pháp tư duy tạo hình từ những yếu tố đơn lẻ | 171 |
4.2.3. Tưởng tượng bớt đi – như cắt bớt, đục, khoét, gọt bỏ bớt đi từ một yếu tố hoàn chỉnh |
208 |
4.2.4. Tưởng tượng làm biến dạng từ yếu tố hoàn chỉnh (đường, hình, diện, hình khối cơ bản) |
216 |
4.2.5. Phỏng cấu trúc và hình dạng tự nhiên | 212 |
4.2.6. Phương pháp hỗn hợp (lồng ghép nhiều cách trên) | 236 |
Hướng dẫn làm bài tập tạo hình | 239 |
Tài liệu sử dụng tham khảo | 242 |
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…