Categories: Sách tham khảo

Cơ cấu trí khôn (TB)

Lời nói đầu

“Trong lời mở đầu cuốn sách Giáo dục đạo đức (Éducation morale), nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim viết: “Bởi vì, trong tư cách nhà sư phạm chúng ta sắp bàn tới chuyện giáo dục đạo đức, nên có lẽ chúng ta cần thiết phải cùng nhau thống nhất cách hiểu về khái niệm sư phạm”. Suy từ đó ra, có lẽ cũng có thể nói như sau chăng: hễ đã bàn về chuyện sư phạm, thì chắc chắn thế nào chúng ta cũng phải bàn về tâm lý học.

Trong việc thực hiện chiến lược con người, không thể thiếu vắng những hiểu biết Tâm lí học. Vì một lẽ dễ hiểu: bất kì trẻ em nào trên con đường trưởng thành để tham gia tích cực vào nguồn lực xây dựng đất nước, đều không thể không đi qua cánh cửa giáo dục. Cánh cửa giáo dục đó mở ra với người công dân bé nhỏ nếu không sớm hơn được thì cũng phải từ khi em lọt lòng. Vì thế mà Tâm lí học có tầm quan trọng lớn lao đối với mỗi người chịu trách nhiệm sự nghiệp giáo dục, từ bậc làm cha mẹ đến thầy giáo và cô giáo ở nhà trường (nhất là trường Mẫu giáo và Tiểu học). Các nhà giáo dục chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp đó suy cho cùng đều phải đụng tới một vấn đề cốt lõi: trí khôn. Các bà đỡ đó sẽ giúp trí khôn con em mình hình thành và phát triển ra sao, sẽ giúp trí khôn đó nảy nở hay làm nó thui chột, sẽ nhìn nhận và tác động vào trí khôn đó một cách tỉnh táo hay ảo tưởng, những điều đó hệ trọng vô cùng.

Cuốn sách này của Howard Gardner giúp chúng ta có một cách nhìn tâm lí học vào trí khôn người. Cái trí khôn người đó không thể được nhận ra theo lối suy đoán, áng chừng đã đành. Nó lại càng không thể là cái kết quả “khoa học”, hiện ra thành một con số tròn sau vài giờ đồng hồ đo nghiệm, nhất là lại chỉ “test” với cây bút và tờ giấy. Và nếu như, trong phạm vi nhỏ nào đó, các kết quả đo nghiệm tâm lí học có đúng với “thực tế”, thì cũng cần lí giải vì sao nó đúng. Dĩ nhiên, ngược lại, nếu con số IQ sai với thực tế, thì cũng cần lí giải vì sao lại sai.

Howard Gardner giúp chúng ta làm công việc lí giải đúng sai ấy.

Tác giả chỉ ra rằng, cần dựa trên nhiều nguồn cứ liệu để hiểu tâm lí người. Những nguồn cứ liệu đó ít nhất phải thuộc bộ môn sinh học và khoa học về nhận thức, cụ thể là tâm lí học nhận thức và tâm lí học phát triển. Đối với nhóm cứ liệu sinh học, trước hết phải là những cứ liệu thu thập được từ sinh lí học thần kinh ở người. Những cứ liệu đó lại phải được so sánh giữa những cư dân bình thường với những cư dân bị tổn thương não. Không kể là, các cứ liệu đó cũng cần được đối chiếu giữa những con người bình thường và những con người có tài năng. Như bạn đọc rồi sẽ nhận ra khi đọc sách này, các cứ liệu đó cho thấy não con người làm việc thật diệu kì, và ta luôn luôn gặp những chứng cứ bác bẻ lại nhau một cách “khó hiểu”. Có nghĩa là, nếu chỉ giải thích một chiều bằng sinh lí học thần kinh thì, mặc dù vô cùng quan trọng đấy, nhưng hình như hoặc rất có thể là vẫn còn phiến diện.

Vì thế mà tác giả phải đi tìm đến những cứ liệu từ những sinh thể khác nữa. Con chim học hót ra sao? Con vượn học cách sinh tồn thế nào? Vì sao ở những con vượn cũng thấy có những biểu cảm “hệt như” người và nhiều khi lại khác hẳn ở con người? Và thế là ta lại có cả loạt chứng cứ nữa liên quan đến sự tiến hóa của các loài. Đến đó thì ta thấy loài người quả là một loài ưu đẳng. Chỉ ra được vì sao loài người là giống ưu đẳng vừa giúp các nhà giáo dục tìm ra được cách tác động tốt nhất cho sự nảy nở trí khôn người, mặt khác cũng làm lộ ra nhiều điều khó lí giải.

Vì thế mà, với một tinh thần thực sự cầu thị, tác giả đưa ta viễn du vào kho tàng cứ liệu so sánh giữa các nền văn hóa. Sự so sánh này dẫn tới việc xóa bỏ định kiến thường có xưa nay vẫn lấy các chuẩn mực trí khôn “phương Tây” làm thước đo. Một thiếu niên trở thành thủy thủ nhà nghề (và bậc thầy) ở vùng đảo Thái Bình Dương ra sao? Một thiếu niên học tiếng A-rập cực khó qua kinh Koran và trở thành nhà trí thức của đạo Hồi như thế nào? Một loạt cả ngàn em bé Nhật Bản 2 tuổi hoặc 6 tuổi chơi đàn giỏi, nghệ sĩ kịch câm kì tài Marcel Marceau cùng những trò chơi, những tài năng hát rong ở những vùng chưa biết chữ trên trái đất này. Tất cả những bộ mặt trí khôn trong các nền văn hóa khác nhau đó bộc lộ cái gì chung? Đó cũng là nội dung sách này. 

Mục lục

Lời người dịch  

Giới thiệu  

Lời dẫn cho kì xuất bản kỉ niệm 10 năm lần ra sách đầu tiên  

Lời tựa  

Ghi chú về dự án tiềm năng người 

Phần I

CƠ SỞ

Chương 1

Ý TƯỞNG VỀ NHIỀU DẠNG TRÍ KHÔN  

Chương 2

TRÍ KHÔN – CÁC CÁCH NHÌN TRƯỚC ĐÂY  

Chương 3

NHỮNG CƠ SỞ SINH HỌC CỦA TRÍ KHÔN  

Chương 4

THẾ NÀO LÀ MỘT TRÍ KHÔN?  

Phần II

LÝ THUYẾT

Chương 5

TRÍ KHÔN NGÔN NGỮ   

Chương 6

TRÍ KHÔN ÂM NHẠC  

Chương 7

TRÍ KHÔN LOGIC-TOÁN  

Chương 8

TRÍ KHÔN KHÔNG GIAN  

Chương 9

TRÍ KHÔN TRI GIÁC CƠ THỂ  Ở DẠNG VẬN ĐỘNG   

Chương 10

CÁC TRÍ KHÔN CÁ NHÂN  

Chương 11

PHÊ PHÁN LÍ THUYẾT  VỀ NHIỀU DẠNG TRÍ KHÔN  

Chương 12

XÃ HỘI HÓA CÁC TRÍ KHÔN NGƯỜI  THÔNG QUA BIỂU TRƯNG   

Phần III

HỆ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG 

Chương 13

GIÁO DỤC CÁC TRÍ KHÔN  

Chương 14

ỨNG DỤNG CÁC TRÍ KHÔN  

Chú thích  

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago