TIKI | Mua ngay | 32.000đ |
---|---|---|
SHOPEE | Xem giá |
40.000đ
32.000đ
Chuyện Về Kì Họp Thứ Nhất (Tập 2) Cuộc họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày độc…
Công ty phát hành | NXB Tổng Hợp |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM |
Kích thước | 12 x 19 cm |
Tác giả | Nhiều Tác Giả |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 164 |
Ngày xuất bản | 01-2016 |
SKU | 2386988077455 |
Chuyện Về Kì Họp Thứ Nhất (Tập 2)
Cuộc họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày độc lập tại Bắc Bộ phủ (3-9-1945) đã mở đầu quá trình chuẩn bị cho cuộc phổ thông đầu phiếu gấp rút được thực hiện trong khoảng thời gian gần 4 tháng. Đó cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn năm trên đất nước vừa hồi sinh, “hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó” .Từ cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời, đánh dấu bước nhảy vọt về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới.
Trong Diễn văn khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc rút rằng: “Cuộc Quốc dân đại biểu đại hội này là lần đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam ta. Nó là một kết quả của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946, mà cuộc Tổng tuyển cử lại là cái kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già trẻ, lớn bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”.
Ngày 5-1-1946, Người ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu với lý lẽ “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình” . Người hy vọng ngày mai sẽ có những đại biểu có mặt trong thành phần Quốc hội sau cuộc Tổng tuyển cử sao cho xứng đáng với niềm tin yêu, sự phó thác trách nhiệm cao cả của quốc dân lên đôi vai mình mà “ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào”, phải biết lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc làm lợi ích cao nhất, thiêng liêng nhất.Kết quả cuộc bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 diễn ra thật tốt đẹp như mong muốn của Người.
70 năm đã trôi qua, nhưng ngày bầu cử Quốc hội 6 tháng 1 năm 1946 – ngày khai mở cho lịch sử lập hiến nước Việt Nam độc lập, tự do vẫn mãi mãi lắng sâu trong ký ức dân tộc. Những thế hệ người Việt Nam 70 năm qua và thế hệ tiếp nối mãi mãi lưu giữ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đứng đầu Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới, người lĩnh trách nhiệm cao nhất trong việc đề xướng và chỉ đạo tổ chức cuộc Tổng tuyển cử lịch sử, Người cũng là hiện thân của nền dân chủ cộng hòa.Những câu chuyện về ngày bầu cử đầu tiên ấy đã trải qua 70 năm nhưng vẫn được lưu truyền, được kể để nhớ mãi, như cách vua Trần Nhân Tông xưa làm “Người lính già đầu bạc; Kể mãi chuyện Nguyên Phong” …
<
Đánh giá sách Chuyện Về Kì Họp Thứ Nhất (Tập 2), dowload sách Chuyện Về Kì Họp Thứ Nhất (Tập 2), Đọc sách Chuyện Về Kì Họp Thứ Nhất (Tập 2) online, Download Ebook Chuyện Về Kì Họp Thứ Nhất (Tập 2) free, Chuyện Về Kì Họp Thứ Nhất (Tập 2) pdf doc prc, Xem sách Chuyện Về Kì Họp Thứ Nhất (Tập 2) online,Tải sách Chuyện Về Kì Họp Thứ Nhất (Tập 2), review sách Chuyện Về Kì Họp Thứ Nhất (Tập 2)