Chiến Lược Kinh Doanh Quốc Tế: Thực Tiễn Của Việt Nam, Châu Á Và Thế Giới
Thế giới mà chúng ta sống đang vận động và thay đổi hàng ngày với xu thế hội nhập một cách sâu rộng và nhanh chóng. Những rào cản đối với các dòng hàng hóa, dịch vụ và vốn đã được xóa bỏ đi nhanh chóng. Khối lượng các trao đổi buôn bán và đầu tư xuyên quốc gia phát triển với tốc độ nhanh hơn sự tăng trưởng sản lượng thế giới, cho thấy nền kinh tế của các quốc gia đang tiến gần hơn đến việc thiết lập một hệ thống kinh tế toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau. Điều này càng được đẩy mạnh bời những chính sách tự do nền kinh tế của các Chính phủ vốn trước đây phản đối nền kinh tế thị trường; nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được tư nhân hóa; nhiều quy định được bãi bỏ; thị trường được mờ cho phép sự cạnh tranh; những sự bảo hộ nền kinh tế nội địa cũng được giảm dần. Đây là xu thế toàn cầu hóa hay được gọi một cách ví von là “thếgiới phẳng” bởi Thomas Friedman.
Được xem là một trong những trụ cột của sự phát triển, kinh tế thế giới cũng hòa vào xu hướng đó với sự vươn xa của các hoạt động kinh doanh vượt qua rào cản và những cách biệt về địa lý, văn hóa, chính trị, pháp lý… Khi tăng trưởng dựa vào thị trường trong nước trở nên chậm lại và bão hòa, các doanh nghiệp hướng tới tham vọng chinh phục những thị trường mới, đầy tiềm năng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Điều này mang tới những cơ hội mới đồng thời với những thách thức không nhỏ đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải vận động và đổi mới linh hoạt.
Việt Nam với những chính sách mở cửa, hội nhập trong khoảng 2 thập kỷ qua, đã kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội vào đầu tư và kinh doanh, tạo một cú hích cho nền kinh tế phát triển và cho các doanh nghiệp trong nước có những đổi thay đê’ đối phó với cạnh tranh quốc tế. Với những ưu thếnhất định, Việt Nam đã chứng tỏ được sức hút và sự hấp dẫn của mình đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng FDI vào Việt Nam liên tục tăng, đồng thời hiệu quả của nguồn vốn này cũng hết sức ấn tượng. Cụ thể là chỉ tính giai đoạn từ năm 2001 – 2009, Việt Nam đã có 8.476 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 124,4 tỷ USD (Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kếhoạch và Đầu tư).
Điều này đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mờ ra các cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp quốc tế.
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…