Cảm Nhận 69 – Thơ chọn và bình (Nguyễn Thanh Kim)
Nhưng khi bập vào văn chương, thường sau vài ba chén, thì cái vẻ nhẫn lành đến lặng lẽ vẫn thấy ở Nguyễn Thanh Kim bỗng chốc không còn chỗ trú ngụ, thay vào đấy là sự sắc sảo, tinh tế trong cảm xúc và năng lượng ngẫu hứng nghệ sĩ.
Con người nhà thơ trong ông bấy giờ mới vỡ ra chân thật và hồn nhiên, thoát hẳn vẻ khiêm cung, nhẫn chịu ngày thường: “Nhiều khi ta tự bóc mình như bóc một trái cam/ chợt ngọt đầu môi mà se se đắng”. Ấy là sự tự dấn thân có chủ đích của Nguyễn Thanh Kim trong hành trình tìm kiếm, ký thác thân phận mình, gửi gắm những nỗi niềm trăn trở, những đắng đau được mất qua con chữ.
Nguyễn Thanh Kim làm thơ như một nhu cầu tự thân cần được giải tỏa, tự giăng mắc nỗi mình trong nỗi người. Ông viết chân dung văn học để tìm nỗi người trong nỗi mình. Thì đây, cách Nguyễn Thanh Kim tự tìm nỗi người trong nỗi mình qua chân dung nhà thơ Hoàng Cầm, khi viết: “Cái ấn tượng ban đầu về Hoàng Cầm vẫn là những câu thơ mở đầu trong bài thơ Bên kia sông Đuống bám riết tâm trí tôi thuở nào”.
Ông còn nhận ra cái làm cho thơ Hoàng Cầm trở nên đặc sắc, chính là yếu tố nữ (Hoàng Cầm tự nhận là ông theo dòng mẫu hệ: Tôi theo dòng mẫu hệ/ Cứ miên man lạc đường), với những mẹ – những chị – những em, những cầu Bà Sấm – bến Cô Mưa, những nắng hồng hoang ràng rịt tỏ mờ trong mê giác. Thơ Hoàng Cầm do đó vừa đậm mầu huyền sử, vừa gần gũi chân thực, vừa mở rộng trường liên tưởng nên người đọc khó nắm bắt trọn vẹn ngữ nghĩa mà ông đã tạo ra, buộc người đọc phải ngẫm ngợi và suy tưởng miên man về một vùng quê, một vùng văn hóa đằm sâu Kinh Bắc.
Ở chân dung nhà văn Nguyên Hồng, Nguyễn Thanh Kim khéo léo dẫn lời nhà văn Kim Lân, gián tiếp nói lên suy nghĩ của mình: “Bài thơ này (Về Hải Phòng nhớ nhà văn Nguyên Hồng), Kim làm sống lại cái thần của nhà văn. Tính Nguyên Hồng là vậy, quyết liệt và có thái độ lắm: Đã ghét ghét cay đắng/ đã yêu yêu hết lòng/ trái tim ông run rẩy/ nước mắt ông lưng tròng”.
Theo mạch văn đó, ông viết tiếp về Kim Lân, tác giả của “Vợ nhặt”: “Khi đọc tác phẩm của nhà văn Kim Lân ngẫm lại tôi thấy ông cũng có phẩm chất như Nguyên Hồng, nghĩa là ông rất dị ứng với cái nhạt, cái giả trong văn chương. Ông viết ít do ông nhận thức rất sâu sắc về nghiệp văn đầy rủi ro và bất trắc, cái tài đến với nhà văn rất tự nhiên, mất đi cũng rất tự nhiên”.
Nguyễn Thanh Kim nghiệm rằng, tuy viết ít nhưng trong đời nhà văn Kim Lân, ông cũng từng có lúc tận hưởng cái giờ phút yên bình nhất khi hóa thân vào nhân vật do mình tạo ra: “Từ phút ấy, ông mới thấy mình thật sống, mình thật là mình, yên ổn thoải mái. Một nỗi vui phấn chấn tràn vào đầy ngập trong người. Cứ thế ông đứng lặng trong bóng chiều, chìm đắm trong những tiếng xao động từ mặt đất bay lên quấn quýt, bao quanh lấy ông, tận hưởng cái giờ phút yên bình nhất của một ngày gác máy bay căng thẳng trên ngọn núi Côi Kê này”.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…