Home » Sách bà mẹ - em bé » Cách Trò Chuyện Với Con Trước 10 Tuổi Quyết Định Tương Lai Của Con

Cách Trò Chuyện Với Con Trước 10 Tuổi Quyết Định Tương Lai Của Con

5.00 out of 5 based on 2 customer ratings
(2 customer reviews)

99.000đ 79.000đ


Trước khi là người lớn, chúng ta cũng từng là trẻ nhỏ. Trò chuyện với trẻ nhỏ, chúng ta như trò chuyện với chính mình…

Tới nơi bán

Giới thiệu sách Cách Trò Chuyện Với Con Trước 10 Tuổi Quyết Định Tương Lai Của Con

Trước khi là người lớn, chúng ta cũng từng là trẻ nhỏ. Trò chuyện với trẻ nhỏ, chúng ta như trò chuyện với chính mình của nhiều năm về trước. Chỉ tiếc rằng, điều đó chưa bao giờ là dễ dàng.

Trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhỏ dưới mười tuổi có những suy nghĩ riêng của chúng. Chúng khác với chúng ta, thậm chí chúng còn đối lập với chúng ta ở nhiều điểm. Đấy là chưa kể đôi khi những điểm đó được chúng biểu lộ bằng thứ ngôn ngữ mà chúng ta không tài nào hiểu nổi.

Làm thế nào để trò chuyện với trẻ nhỏ một cách hợp lý và hiệu quả nhất, để ta hiểu những gì chúng muốn nói, và chúng ghi nhớ được những gì ta muốn chúng lắng nghe?

Việc trò chuyện với trẻ chưa và sẽ không bao giờ chỉ dừng lại ở ý nghĩa gắn kết hay sẻ chia, bởi tất cả những gì ta nói với trẻ trước khi trẻ lên mười sẽ phần lớn quyết định việc hình thành nhân cách và tương lai của trẻ. Nói cách khác, khi ta giao tiếp với trẻ tức là ta đang định hướng quá trình phát triển của chúng.

Từng theo học những khóa huấn luyện về cách nói chuyện, cách lắng nghe và truyền đạt cảm xúc đến trẻ, cũng từng có nhiều cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người từ người bình thường đến những nhà chuyên môn, nghệ nhân, trẻ em, người lớn tuổ Hikari Amono trong vai trò phát thanh viên đã truyền đi rất nhiều thông điệp nuôi dạy con cái thông qua chương trình “Bàn tròn giao tiếp của cha mẹ và con cái của Tập đoàn NPO”. Đáng nói, trong chương trình đó, các buổi thuyết giảng về cách trò chuyện của cha mẹ với con cái là phổ biến hơn cả.

“Cách trò chuyện với con trước 10 tuổi quyết định tương lai của con” là tổng hợp những thông điệp mà Hikari Amono và người cộng sự của mình – Toshuki Shiomi đã truyền đi trong suốt thời gian qua. Đó không chỉ là những chiêm nghiệm của hai tác giả mà còn là những bài học “xương máu” được rút ra từ kinh nghiệm thực tế của hơn 20.000 ông bố, bà mẹ. Ở đó, những kỹ năng và bí quyết trò chuyện cùng con trẻ sẽ được cụ thể hóa bằng giọng văn gần gũi đi kèm với những ví dụ minh họa đơn giản, dễ hiểu.

Nào, chúng ta hãy thử tìm hiểu một chút bí quyết trò chuyện cùng con và thử tận hưởng niềm vui trong việc nuôi dạy con trẻ nhé.

Trích đoạn:

“Có nhiều bà mẹ bày tỏ nguyện vọng rằng “muốn trẻ tự tin nêu lên ý kiến của bản thân” nhưng nếu trẻ không có cảm giác được tự khẳng định bản thân thì trẻ không thể tự chủ và biết nêu lên chính kiến của mình.

Thậm chí khi trở thành người lớn thì cảm giác được tự khẳng định bản thân vẫn rất cần thiết. Bởi vì nếu bạn không thể công nhận chính mình thì bạn sẽ có xu hướng tự trách mình về những điều đã làm và sẽ bỏ cuộc, không đủ tự tin đối diện với những thách thức mới.

Thật đau khổ nếu cứ mãi sống trong tâm trạng lo lắng, không thoải mái về bản thân mình: “loại người như tôi thì” ở tất cả môi trường như trường học, công ty và trong những nhóm cộng đồng.

Nhưng chính cảm giác này cũng dẫn đến những suy nghĩ “tôi muốn được công nhận”. Bạn hãy thử nhìn xung quanh xem, cũng có những người đang muốn hét lên rằng “nhìn tôi đây này!”, “cố gắng hơn nữa đi!” phải không? Khi chúng ta không giỏi giao tiếp thì không chỉ riêng bản thân chúng ta mà cả những người xung quanh cũng sẽ rơi vào tình thế rất khó khăn khi trò chuyện. Do đó, không phải quá lời khi nói rằng ngôn ngữ trò chuyện với trẻ luôn rất quan trọng.”

***

“Ví dụ như “sai rồi”, “nên làm như thế này này”, “không phải như thế mà phải như thế này cơ”, “không chịu nghe lời nói của bố (mẹ) thì sẽ thất bại cho mà xem”

Cách nói như vậy chính là sự bác bỏ. Tôi hiểu bạn không cố ý và cũng mong muốn diễn đạt đúng ý mình muốn nhưng bạn phải thật kiên nhẫn.

Khi trẻ em có thể nói chuyện, trẻ cũng bắt chước sử dụng những từ ngữ của người lớn, thậm chí nhìn mặt người trò chuyện với mình để “phân thắng thua”. Vì nghĩ rằng mình lớn hơn trẻ và biết tất cả mọi thứ nên người lớn thường nói chuyện bằng “chính ngôn”.

Tuy nhiên, cho dù con cái có những sai lầm thì hiện tại chúng vẫn đang trong giai đoạn học hỏi. Đó là cả một quá trình để trưởng thành và chúng cần vài năm rèn luyện để bước ra ngoài xã hội.

Vậy nên tôi xin nhắc lại, vai trò quan trọng của cha mẹ là nuôi dạy trẻ có cảm giác được tự khẳng định bản thân.

Mục đích của trò chuyện không phải là “dạy bảo cho trẻ” điều gì đó. Nếu mắc lỗi này thì cho dù cha mẹ nói gì với trẻ cũng không hiệu quả. Vì vậy, hãy thận trọng.

Ví dụ, nếu bạn được hỏi trong một cuộc phỏng vấn khi tìm việc rằng: “Bạn nghĩ gì về chính phủ Nhật hiện tại?” Bạn trả lời bằng cách so sánh chính phủ Nhật trong hiện tại với trong quá khứ hoặc với chính phủ nước ngoài có sử dụng dữ liệu, thì chắc chắn đó là cách trả lời tuyệt vời.

Tuy nhiên, có thể truyền tải được sự thú vị của bản thân hay không thì cần có một chút tinh tế.

Người phỏng vấn thực sự không muốn biết về chính phủ Nhật Bản. Xoay quanh các câu hỏi trong buổi phỏng vấn, họ muốn khám phá cá tính và sự quyến rũ của bạn qua cách bạn trả lời. Ngay cả khi bạn có thể trả lời trôi chảy các vấn đề liên quan đến chính phủ đi nữa thì chưa chắc bạn đã ghi được điểm.

Bạn có nghĩ rằng để có thể bình tĩnh đối đáp trong những cuộc phỏng vấn như thế thì bản thân mình “phải đạt được sự ổn định bên trong” hay không? Điều này cũng đúng đối với cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái. Mục đích không phải là từ chối con và bắt con làm theo những hướng dẫn của bạn, mà là nuôi dưỡng tâm hồn con, giúp con luôn tự tin nghĩ rằng: “Tôi muốn tự mình làm điều này”.

Nếu cha mẹ luôn chỉ ra những sai lầm của trẻ, khiến trẻ tức giận dù đã cố gắng làm gì đó, hoặc chỉ ca ngợi khi trẻ làm như mình đã nói thì trẻ dễ có cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như “lúc nào cũng bị la mắng”, “hình như ba mẹ ghét việc mình làm”, “làm theo những gì mà ba mẹ đã nói là tốt sao?!” Và nếu trẻ giữ mãi những cảm xúc tiêu cực này thì ít có cơ hội được nuôi dưỡng cảm giác tự khẳng định bản thân.”

***

“Khi giảng về cách trò chuyện giữa cha mẹ và con cái, tôi thường đặt câu hỏi cho cha mẹ: “Hôm nay, sau khi thức dậy và đến đây, bạn đã nói gì với con mình?” Và có nhiều câu trả lời như sau:

“Buổi sáng, tôi luôn nói câu ‘cửa miệng’ là: Dậy đi!”, hoặc nổi giận: “Không được làm đổ” hoặc thúc giục trẻ: “Đừng có lờ đờ! Mau thay quần áo đi”, hoặc lớn tiếng la quát: “Đi mau!”

Mọi người đều nói như thế này với trẻ phải không?

Đây đều là cách nói mệnh lệnh và ngăn cấm, không phải là một cuộc trò chuyện. Khi chỉ ra điều này, hầu hết các bà mẹ đều phản bác tôi.

Vậy thì, nên làm thế nào?

Câu trả lời đó là: Hãy thay cách nói mệnh lệnh, như “Hãy là (gì đó)” bằng cách nói “Chúng ta hãy là (gì đó)”, và cách nói ngăn cấm “Không được là” (gì đó) bằng cách nói “Tốt đấy/Được đấy”.

Ví dụ: Thay vì nói những câu mệnh lệnh đối với trẻ như “Mau thức dậy!” thành “Chúng ta dậy nào!”, “Đi nào!” thành “Chúng ta đi nào!”.

Tương tự cho những câu ngăn cấm như “Không được làm đổ” thì nên nói “Tốt đấy! Mẹ thấy con đang tập trung ăn”; còn “Đừng có lờ đờ! Mau thay quần áo đi!” thì nên nói là “Được rồi! Con cứ vừa suy nghĩ từng chút từng chút một vừa thay quần áo nhé!”.

Bạn có thực hiện được điều đó không?

Từ hôm nay, hãy thử thay cách nói mệnh lệnh “hãy làm (gì đó)” bằng cách nói “chúng ta hãy làm (gì đó)” và cách nói ngăn cấm “không được làm (gì đó)” bằng cách nói “tốt đấy/được đấy” trong những cuộc trò chuyện với trẻ xem sao nhé.

Tại sao cha mẹ lại hay ra mệnh lệnh?

Tôi nghĩ có hai lý do có thể xảy ra. Lý do đầu tiên là do bối cảnh thời đại.

Ngày xưa, trẻ em cũng là một nguồn lao động. Việc nuôi dạy trẻ thường với mục đích là để giúp đỡ công việc của gia đình hoặc để trở thành nguồn nhân lực “dự trữ” cho chiến tranh. Do vậy mà việc ra lệnh hoặc ngăn cấm có tính hiệu quả hơn và sẽ dễ dàng hơn để nhà nước quản lý.

Thời bấy giờ, suy nghĩ cho rằng vì trẻ em là vật sở hữu nên việc bắt buộc phải nghe người lớn nói thể hiện rất sâu sắc. Nhưng thời đại đã thay đổi. Nhu cầu xã hội hiện giờ là cần những người có suy nghĩ và có thể sống tự lập. Cha mẹ và con cái không còn là mối quan hệ giữa kẻ mạnh và kẻ yếu nữa.

Lý do thứ hai là vì người ta nghĩ rằng đứa trẻ không có khả năng làm bất cứ việc gì và được sinh ra trong trạng thái kỳ lạ. Vì thế, chúng phải được “người lớn dạy”. Đến bây giờ vẫn còn nhiều người suy nghĩ như thế.

Tuy nhiên, trong một phòng thí nghiệm gần đây, người ta đã hiểu được rằng tự mỗi đứa trẻ có thể làm được những việc mà mình tự lựa chọn và suy nghĩ, nhờ đó sinh ra những năng lực tuyệt vời đang ẩn giấu. Ví dụ trẻ có thể tự quyết định ngày mình sinh ra, hoặc mặc dù không ai dạy nhưng vẫn có thể tìm vú mẹ để bú sữa, hoặc cố gắng thể hiện cảm xúc để được cha mẹ yêu thươ tất cả con người chúng ta đều được sinh ra với sức mạnh kỳ diệu như vậy.

Vì vậy, những gì cha mẹ nên làm không phải là yêu cầu, bắt buộc con làm cái này, cái kia hoặc hướng dẫn/chỉ bảo con. Thay vào đó, hãy tin tưởng vào sức mạnh hiện hữu ở con, để không cản trở sự phát triển khả năng tự nhiên, bẩm sinh của con.

Có thể nói rằng các hướng dẫn và sự cấm đoán của cha mẹ đối với con cái đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp.

Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..

<

Mua sách Cách Trò Chuyện Với Con Trước 10 Tuổi Quyết Định Tương Lai Của Con giá rẻ?

TIKI Mua ngay 79.000đ
SHOPEE Xem giá

Đánh giá sách Cách Trò Chuyện Với Con Trước 10 Tuổi Quyết Định Tương Lai Của Con, dowload sách Cách Trò Chuyện Với Con Trước 10 Tuổi Quyết Định Tương Lai Của Con, Đọc sách Cách Trò Chuyện Với Con Trước 10 Tuổi Quyết Định Tương Lai Của Con online, Download Ebook Cách Trò Chuyện Với Con Trước 10 Tuổi Quyết Định Tương Lai Của Con free, Cách Trò Chuyện Với Con Trước 10 Tuổi Quyết Định Tương Lai Của Con pdf doc prc, Xem sách Cách Trò Chuyện Với Con Trước 10 Tuổi Quyết Định Tương Lai Của Con online,Tải sách Cách Trò Chuyện Với Con Trước 10 Tuổi Quyết Định Tương Lai Của Con, review sách Cách Trò Chuyện Với Con Trước 10 Tuổi Quyết Định Tương Lai Của Con