BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC: CUỘC ĐỜI VÀ LỬA TỪ BI
Nhìn lại quá trình lịch sử truyền thống dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã ghi đậm những nét son huy hoàng trong mọi lãnh vực: văn hóa, học thuật, chính trị, quân sự, kiết thiết, đã hòa một trong nếp sống của quần chúng. Qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, quốc gia hưng thịnh, Phật giáo đã là cương lĩnh của chính quyền của nền pháp trị bình đẳng. Nhưng Phật giáo không vì sự đóng góp hữu dụng vào quốc sách dân sinh một cách tích cực và chân chánh mà khuynh loát, đàn áp các tôn giáo khác. Ngược lại, Phật giáo đã dung hòa mầu nhiệm cùng với các tôn giáo khác để cung ứng những tinh hoa thuần túy cho sự ích quốc lợi dân. Tinh thần Phật giáo đã gắn liền với tinh thần quốc gia dân tộc: Phật giáo thịnh thì quốc gia thịnh, Phật giáo suy thì quốc gia suy. Điều này lịch sử đã minh nhận.
Trong lịch sử cận đại, Hòa thượng Thích Quảng Đức là một nhân vật lịch sử, một vị tăng Việt Nam của thế kỷ XX được xưng tụng và ca ngợi là một vị Bồ-tát xả bỏ thân mạng để cứu nguy dân tộc và đạo pháp cũng như làm rạng rỡ cho Phật giáo Việt Nam. Sự tự thiêu của ngài ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 chống lại chế độ độc tài và đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm không những đã khiến cho người Phật tử Việt kính ngưỡng, mà cả thế giới đều ngạc nhiên và kính phục trước hành động khó nghĩ bàn đó. Trải qua gần nửa thế kỷ, tên tuổi của Ngài đã viết thành sách, và đã khắc trên đá. Phật giáo đồ đã, đang và sẽ xây dựng bảo tháp, công viên và nhiều tượng đài để tưởng niệm đến công ơn của Ngài. Nhiều ngôi chùa, tu viện và trung tâm văn hóa Phật giáo đã vinh danh ngài bằng cách dùng tên Quảng Đức để đặt tên cho cơ sở. Tên của ngài đã được đặt cho tên một con đường tại quận Phú Nhuận nơi có ngôi chùa Quán Thế Âm, ngôi tự viện cuối cùng ngài làm trụ trì. Nhân kỷ niệm đúng 50 Hòa thượng Quảng Đức tự thiêu, tập sách này xin đóng góp hai vấn đề để làm sáng tỏ thêm cuộc đời và hành hoạt của ngài. Phần một là viết lại tiểu sử bằng cách hiệu đính lại năm sinh, tên tuổi thật dựa vào các văn bản và tư liệu. Trong phần này cũng ghi thêm đôi chút về cha mẹ và người anh trai của Hòa thượng. Một số hoạt động Phật sự của Hòa thượng từ năm 1958 đến năm 1963, nhất là mấy năm cuối đời trước khi ngài tự thiêu dựa trên một số văn bản còn lưu trữ sẽ được bàn tới trong phần này. Thêm nữa, một số văn bản quan trọng cả chữ Nôm lẫn chữ Việt do ngài viết trong hai tuần trước khi tự thiêu sẽ được tóm tắt giới thiệu, hiệu đính và phân tích. Phần thứ hai là tuyển chọn và phiên âm 9 bài ngài viết bằng chữ Nôm qua chữ Việt. Phần này rất quan trọng vì qua đó chúng ta biết được thêm về tư tưởng của ngài, nhất là tập Diễn Giảng và các bài diễn văn khác. Nguyên văn thủ bút và di cảo của bảy bài chữ Nôm (trong phần 9 bài tuyển chọn in trong tập sách này) được in trong tạp chí Suối Nguồn, số 9, chuyên đề BÚT TÍCH CHỮ NÔM VÀ DI CẢO CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC. Xin giới thiệu để quý đọc giả có thêm phần tư liệu tham khảo.
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…