Bộ sách Trà Kinh – Trà Thư

“Say minh nguyệt, chè ba chén. Thú thanh phong, lều một gian” – Nguyễn Trãi

Thưởng trà của người xưa không đơn giản chỉ là uống trà, mà còn là một nét tinh tế, cảm nhận từng vị của trà, nhâm nhi chén trà mà tương tư về kiếp nhân sinh, thưởng và bình phẩm về một tác phẩm hội họa, đàm thoại đôi điều về lời dạy của cổ nhân, đôi khi tức cảnh sinh tình mà đưa ra câu đối, hoặc vì ngẫu hứng mà nghe đàn tì bà hay cổ cầm…

Một ấm trà thơm, một quyển sách nhỏ, trải qua nhiều thiên niên kỷ với năm tháng chất chồng, ấy vậy mà những con chữ năm nào vẫn cố nhiên xúc chạm được đến nơi sâu thẳm tận đáy lòng của khách thời nay, để rồi từ đấy, chính những con chữ ấy dẫn dắt chúng ta tìm đến xúc chạm vào những bánh trà mang linh hồn của nghìn năm cũ, để ngẩn ngơ trước một làn hương thoang thoảng đến từ trong không gian của cái thuở văn minh rực rỡ Đại Đường. Nhân loại gặp nhau trong một chén Trà, ai không cảm nhận được sự nhỏ bé trong những điều lớn lao của chính mình thì sẽ khó mà nhận ra được sự lớn lao trong điều nhỏ bé của người khác.

Bộ sách gồm 2 cuốn:

Trà kinh – Lục vũ

“Từ khi Lục Vũ sinh ra, nhân gian mới biết cách tôn trọng trà”.

Tác phẩm Trà kinh của Lục Vũ là công trình chuyên khảo về trà đầu tiên của nhân loại, là một công trình tựa hồ đã bao quát hết thảy những khía cạnh tri thức có liên quan đến cây trà, xứng đáng được xem như một bộ bách khoa thư về trà học. Chỉ trong vỏn vẹn 7.000 chữ, Lục Vũ đã hệ thống toàn bộ kho tàng tri thức về cây trà lẫn về văn hóa thưởng trà của Trung Quốc, tạo nên một sức ảnh hưởng to lớn và bền bỉ cho đến tận ngày nay.

Trà Kinh gồm ba cuốn và mười chương. Chương đầu tiên, Lục Vũ bàn về tính chất tự nhiên của cây Trà; chương hai nói về các dụng cụ thu hoạch lá Trà; chương ba bàn về việc lựa chọn lá Trà. Chương bốn dành để liệt kê và miêu tả bộ đồ Trà gồm hai mươi tư Trà cụ, bắt đầu từ chiếc lò ba chân và kết thúc là chiếc tủ tre để cất tất cả các dụng cụ này. Trong chương năm, Lục Vũ miêu tả cách pha Trà. Ông loại bỏ tất cả các thành phần ngoại trừ muối. Ông cũng chú trọng đến vấn đề nhiều tranh cãi là việc chọn loại nước và độ sôi của nước. Những chương còn lại trong Trà Kinh bàn về sự thô tục trong cách uống Trà thông thường, một bản tóm tắt lịch sử của những người thưởng Trà nổi tiếng, những vườn trồng Trà nổi danh của Trung Quốc, sự đa dạng của Trà cụ và các hình vẽ minh họa chúng.

Lục Vũ đã nhìn thấy trong Trà một sự hòa hợp cũng như tính trật tự ngự trị tất thảy mọi vật.

Trà thư – Kakuzo Okakura

Cuốn sách nổi tiếng nhất về trà của thế kỷ 20 – một tác phẩm của Okakura Kakuzo – tác giả người Nhật đã khiến “cả thế giới” phải quan tâm.

Trà thư được Okakura Kakuzo viết bằng tiếng Anh. Cuốn sách như một lời phản biện hùng hồn đồng thời là chiếc cầu nối hai nền văn hóa Á và Âu. Kakuzo Okakura, giải thích rằng bắt đầu từ thế kỷ 15, người Nhật đã biến trà, một loại đồ uống lâu đời của Trung Quốc, thành một nghệ thuật –  Trà đạo. Đó là một nghệ thuật đơn giản, thuần khiết và hòa bình mà tất cả mọi người đều có thể tham gia, dù ở bất cứ vị trí nào trong cuộc sống. Đó là một con đường dẫn đến sự hoàn hảo trong một thế giới không hoàn hảo.

Với sự hài hước xen lẫn châm biếm nhẹ nhàng, Okakura thảo luận về những quan niệm sai lầm ngớ ngẩn mà người phương Tây và phương Đông dành cho nhau. Ông cho rằng bất chấp những hiểu lầm và định kiến ​​tồn tại giữa hai nền văn minh, phương Đông ít nhất cũng sẵn sàng học hỏi từ phương Tây. Ông hỏi: Khi nào thì phương Tây cố gắng hiểu phương ĐôngNULL

Okakura tìm thấy hy vọng về sự hiểu biết lẫn nhau trên toàn cầu trong trà. Trà là chén của nhân gian. Người dân Châu Âu và Châu Mỹ cũng yêu thích trà như người Nhật.

05 điều bạn sẽ biết về trà qua Trà Kinh và Trà thư

1. Chuyện trà và văn hoá thưởng trà của người Trung Quốc

Là cuốn sách kinh điển “Trà kinh” sẽ cũng cấp cho bạn tất cả những kiến thức về trà với 10 điểm cần biết. Một: Nguồn gốc của trà; Hai: Công cụ sản xuất trà; Ba: Kỹ thuật chế biến trà; Bốn: Dụng cụ đun và uống trà; Năm: Phép đun trà; Sáu: Phép uống trà; Bảy: Những ghi chép về trà; Tám: Các vùng trồng trà; Chín: Tinh gọn phép đun pha và chế biến trà; Mười: Những đồ hình về trà.

2. Nghệ thuật Trà đạo và Trà thất Nhật Bản

Tại Nhật Bản, Trà vượt khỏi quan niệm là một sự lý tưởng hóa hình thức uống và trở thành một nghệ thuật sống. Trà trở thành lý do để tôn thờ sự thanh khiết và tao nhã, để cho một buổi lễ thiêng liêng mà ở đó, cả khách lẫn chủ cùng chung nhau tạo ra nguồn phúc lạc cực điểm từ những gì tầm thường trần tục. Trà thất là một ốc đảo trong hoang mạc ảm đạm của sự tồn sinh, nơi những lữ khách mệt mỏi có thể gặp gỡ nhau để uống nguồn suối chung từ thấu cảm nghệ thuật.

3. Chén trà trong nhân gian

Khởi đầu, Trà được dùng như một vị thuốc, rồi dần dần trở thành một thứ đồ uống. Vào thế kỷ VIII ở Trung Quốc, Trà đã xâm nhập vào lãnh địa thi ca với tư cách là một thú tiêu khiển tao nhã. Đến thế kỷ XV, Nhật Bản xưng tụng Trà lên thành một tôn giáo duy mỹ, gọi là Trà đạo. Vào năm 1610, các con tàu của hãng Đông Ấn Hà Lan đã mang những kiện Trà đầu tiên vào châu Âu. Trà được biết đến ở Pháp năm 1636, và đến Nga năm 1638. Nước Anh chào đón Trà năm 1650 và nói về nó là “thứ đồ uống tuyệt vời từ Trung Hoa, được tất cả các y sư tán thưởng

4. Các trường phái trà

Giống như nghệ thuật, Trà cũng có các giai đoạn và trường phái. Sự phát triển của Trà nhìn chung có thể chia làm ba giai đoạn chủ yếu: Trà đun (Đoàn Trà), Trà khuấy (Mạt Trà) và Trà ngâm (Yêm Trà).

5. Mối liên hệ giữa Thiền và Trà

Mối liên hệ giữa Thiền và Trà đã trở nên quen thuộc. Chúng ta đều đã biết rằng nghi thức Trà chính là sự phát triển của nghi lễ Thiền định. Danh xưng Lão Tử, chính là thủy tổ của Đạo giáo, cũng gắn bó mật thiết với lịch sử Trà. Sách học cổ Trung Quốc bàn về nguồn gốc các phong tục tập quán ghi lại rằng nghi thức dâng Trà khởi nguồn từ một cao đồ của Lão Tử có tên là Quan Doãn, người đầu tiên đã dâng cho “Lão Triết gia” chén linh dược trường sinh vàng tại Hàm Cốc Quan.

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago