“Những công ty đáng trân trọng nhất nước Nhật – Tập 1”, được chia làm 2 phần: Phần 1 sẽ viết về trách nhiệm, sứ mệnh của một nhà kinh doanh với “năm loại người” và phần 2 viết kĩ về 5 công ty có đường lối kinh doanh và lý do họ đáng được trân trọng:
Công ty Công nghiệp lý hóa Nhật Bản: Với 70% nhân viên là người khuyết tật, công ty đã xây dựng môi trường làm việc không bắt con người phù hợp với quy trình sản xuất mà thay đổi quy trình sản xuất phù hợp với con người giúp những người khuyết tật cảm thấy họ được khích lệ và là người có ích
Công ty cổ phần Công nghiệp thực phẩm Ina: Với phương châm: “Kinh doanh vì niềm hạnh phúc của nhân viên”, “Kinh doanh không cạnh tranh”, công ty tạo được kỳ tích tăng lợi nhuận liên tiếp trong suốt 48 năm.
Công ty cổ phần Nakamura Brace: Với tinh thần hãy lắng nghe tiếng nói của những người yếu thế để sáng tạo ra những sản phẩm độc nhất trên thế giới. Vì vậy, công ty ở nơi hẻo lánh nhất nước Nhật, nhưng hàng năm lại thu hút hàng đông đảo người trẻ từ các thành phố lớn tìm đến làm việc.
Công ty cổ phần Ryugetsu: Coi “Sự cảm động” là nền tảng của giáo dục cũng như kinh doanh, công ty được khách hàng yêu chuộng và kết nối trái tim, kết nối con người trong khu vực.
Tiệm trái cây Sugiyama: “Mở cửa cả năm” để phục vụ khách hàng – Từ một tiện bán lẻ, đầu tư phát triển sản phẩm hướng tới trở thành một nhà sản xuất.
Theo dòng thời gian, sẽ có những điều thay đổi nhưng chắc chắn những khái niệm trong sách như “Xây dựng công ty tốt”, “Kinh doanh là hoạt động làm tròn trách nhiệm và sứ mệnh với 5 người”, “Hướng tới một công ty có tính kế tục chứ không phải công ty vì thành tích”,… sẽ không thay đổi.
“Những công ty đáng trân trọng nhất nước Nhật – Tập 2”
Tại Nhật Bản, một giải thưởng lớn mang tên “Những công ty đáng trân trọng nhất nước Nhật” đã được thành lập. Mục đích chính nhằm khen thưởng những công ty có chủ trương kinh doanh đúng đắn, những công ty luôn giữ vững lập trường kinh doanh triệt để – Coi trọng con người. Trong cuốn sách này tác giả Kouji Sakamoto giới thiệu đến độc giả 8 công ty với 8 lĩnh vực, 8 mô hình kinh doanh khác nhau nhưng tất cả đều có chung một triết lý kinh doanh là “Lấy con người làm gốc, đặt con người làm trung tâm”. Như một kết quả của việc theo đuổi triết lý kinh doanh “Tôn trọng con người triệt để”, những công ty này đã và vẫn đang thu được lợi nhuận cao và ổn định.
Trên thế gian này vẫn còn rất nhiều người đau khổ, còn rất nhiều người mất phương hướng hay không tìm ra cho mình một giải pháp. Thông qua cuốn sách, tác giả muốn đưa cho họ dũng khí và hy vọng đồng thời gửi lời động viên đến giám đốc và nhân viên của những công ty làm ăn chân chính đang ngày đêm cố gắng.
Một công ty được điều hành theo nguyên tắc “người hỗ trợ người khác sẽ được hỗ trợ lại”. Trong bối cảnh doanh nghiệp chỉ tập trung cho việc nâng cao thành tích kinh doanh đang trở thành vấn đề, cuốn sách này đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt. Phải chăng vì cuốn sách đã khơi dậy tinh thần kinh doanh và làm việc mà mỗi doanh nghiệp vốn đã từng có đó là “có ích cho con người và xã hội”.
-
Trích từ bài giới thiệu cuốn sách bán chạy trên thời báo Asahi Nhật Bản
Tác giả
Koji Sakamoto sinh năm 1947 tại tỉnh Shizuoka, Nhật Bản. Ông hiện đang là Giáo sư Khoa Nghiên cứu chính sách sáng tạo, Trưởng phòng Nghiên cứu về doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời là Hội trưởng Hội thảo kinh tế lấy nhân viên làm gốc tại Trường Đại học Hosei. Ngoài ra, ông còn là Uỷ viên trong nhiều tổ chức cá nhân và nhà nước như Bộ Kinh tế sản xuất, JICA… Chuyên môn của ông là Lý luận kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, Lý luận kinh tế địa phương, Lý luận tuyển dụng người khuyết tật. Công việc của tôi là “Nghiên cứu trực tiếp về doanh nghiệp vừa và nhỏ, và hỗ trợ những doanh nghiệp đang nỗ lực vươn lên”. Trong suốt 40 năm, ông đã đi tham quan và khảo sát cơ sở kinh doanh sản xuất của khoảng 6500 công ty vừa và nhỏ tại Nhật Bản. Trong số những công ty đó, ông nhận thấy có khoảng 10% không bị ảnh hưởng về thành tích kinh doanh, bất chấp tình hình kinh tế nói chung không thuận lợi. Hơn nữa trong đó, có cả những công ty rất đáng kinh ngạc, trong hơn 50 năm liên tục có tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu ở mức trên 10%. Đó là những công ty vượt lên tình hình kinh tế, tự tạo ra thị trường cho chính mình.
Sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu tác giả rút ra những đặc điểm chung của của các công ty đó là: “Kinh doanh dựa trên sự tôn trọng con người”, “Kinh doanh dựa trên chủ nghĩa nhân bản”. Tóm lại là triết lý kinh doanh lấy sự tôn trọng, niềm vui, hạnh phúc của con người làm gốc.
Như một kết quả của việc theo đuổi triết lý kinh doanh tôn trọng con người triệt để, những công ty này đã và vẫn đang thu được lợi nhuận cao và ổn định.
Để bày tỏ sự kính trọng, niềm ngưỡng mộ của mình với những công ty này ông viết bộ sách: “Những công ty đáng trân trọng nhất nước Nhật” và lựa chọn viết về khoảng 20 công ty trong hơn 6000 công ty ông đã khảo sát.
Ông đã từng ra mắt nhiều cuốn sách bao gồm:
-
Bộ sách Những công ty đáng trân trọng nhất nước Nhật 1~6 (Nhà xuất bản Asa);
-
Sổ tay nhà kinh doanh (Nhà xuất bản Asa);
-
100 chỉ số của một công ty đáng trân trọng nhất nước Nhật (Đồng tác giả – Nhà xuất bản báo Asahi);
-
7 phương pháp xây dựng một công ty lý tưởng (Đồng tác giả – Nhà xuất bản Asa);
-
Giáo trình kinh tế học lấy nhân viên làm gốc (Nhà xuất bản PHP).
Nhóm dịch NOMUDAS
“Chúng tôi làm vì một nền sản xuất Việt Nam”
Được thành lập vào tháng 9/2018, nhóm NOMUDAS bao gồm cách thành viên đến từ các trường đại học của Nhật Bản. Nhóm NOMUDAS mong muốn truyền tải phong cách và tinh thần làm việc Nhật Bản, hướng tới nâng cao năng suất làm việc cho người Việt Nam; thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước.
Lấy dịch thuật làm nền tảng, NOMUDAS chia sẻ các nội dung liên quan tới sản xuất, kaizen, quản lý Nhật Bản thông qua xuất bản sách ở Việt Nam và các cổng thông tin khác.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …..