TIKI | Mua ngay | 440.000đ |
---|---|---|
SHOPEE | Xem giá |
528.000đ
440.000đ
Thay đổi hay là chết bí quyết thành công của các nhà lãnh đạo kiến tạo thành công Bản chất công việc cũng như cách vận…
Bản chất công việc cũng như cách vận hành doanh nghiệp rốt cuộc rồi sẽ thay đổi. Cơ may duy nhất để bất kỳ ai trong chúng ta đạt được thành công là liên tục tái hình dung, tái suy nghĩ và tái kiến tạo mọi thứ ta làm cùng cách thức ta làm, để luôn bắt kịp với thời đại hay nói cách khác là nếu muốn thích ghi bạn phải lựa chọn thay đổi hay là chết. Tất cả chúng ta đều phải trở thành các nhà lãnh đạo kiến tạo, và tốt hơn hết ta nên thực hiện điều này thật nhanh chóng.
So sánh 25 công ty đứng đầu danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ theo bình chọn của tạp chí Fortune trong năm 2000 và năm 2010, kết quả thật đáng kinh ngạc. Có tới 16 trong số 25 công ty đó rơi khỏi đỉnh cao chỉ trong vòng 10 năm. Gần hai phần ba!
Tìm hiểu sâu hơn, bạn sẽ thấy từ khi danh sách “Fortune 500” được công bố lần đầu vào năm 1955, hơn 90% công ty trong danh sách đó đã bị những đối thủ nhỏ hơn càn quét, bị phá sản, bị thu nhỏ lại tới mức không còn là cái tên quan trọng nữa, hoặc đơn giản là đã đóng cửa.
Dĩ nhiên, những thể chế thịnh vượng này đã có những nguồn tài chính và nhân lực để đảm bảo thành công bền vững. Amoco bị sát nhập; Esmark bị Beatrice Foods thu mua, sau đó bị ConAgra chiếm lấy; Armour bị chia nhỏ; Navistar bị loại khỏi sàn giao dịch chứng khoán New York; Union Carbide bị Dow nuốt chửng; Firestone cuối cùng bị bán cho một công ty cổ phần Nhật Bản. Chỉ duy nhất một công ty – DuPont – xuất hiện trên tất cả danh sách Fortune 500. Tất cả những công ty này đều thất bại trong việc liên tục tăng trưởng, thay đổi, lớn mạnh và kiến tạo bản thân, và cuối cùng họ đã bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Ngày nay, công nghệ khiến mọi thứ ngày càng minh bạch, và khách hàng tin rằng họ có thể có chính xác thứ mình muốn ngay lập tức với cái giá họ sẵn sàng chi trả, tất cả những điều này khi kết hợp lại với nhau gây ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh với luật chơi đã bị thay đổi. Bất kỳ ai nghĩ rằng mình là ngoại lệ và không cần liên tục kiến tạo doanh nghiệp, thì thực chất, họ chỉ đang lảng tránh sự thật mà thôi.
Thay vì thừa nhận trách nhiệm cá nhân và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của sự thiếu tăng trưởng – chính là thái độ chần chừ không đón nhận thay đổi triệt để, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp dành thời gian tìm các lý do bào chữa cho thành tích nghèo nàn của họ. một số ví dụ biện hộ thường dùng nhất: “Đó là do nền kinh tế; chúng ta sẽ tốt lên khi thời thế tốt lên”.
Nhưng bạn nên nhớ, những công ty tận tâm với sự tăng trưởng luôn đi trước đón đầu mong muốn của khách hàng, họ có dấu ấn về văn hóa và đạt được mục tiêu đó thông qua thay đổi liên tục và kiến tạo triệt để.
Khi một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, mọi cổ đông, mọi bên liên quan – nhân viên, lãnh đạo, khách hàng, nhà cung cấp và nhà đầu tư – đều hạnh phúc và được hưởng những phần thưởng về mặt tài chính. Khi một doanh nghiệp không tăng trưởng, cũng chính các bên liên quan đó phải hứng chịu tổn thất tài chính, họ tưởng tượng về những ngày tháng tương lai tăm tối hơn hiện ra lờ mờ ở phía chân trời, và cuối cùng họ bắt đầu tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nơi khác.
Thay vì thừa nhận trách nhiệm cá nhân và giải quyết nguyên nhân gốc rễ của sự thiếu tăng trưởng – chính là thái độ chần chừ không đón nhận thay đổi triệt để, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp dành thời gian tìm các lý do bào chữa cho thành tích nghèo nàn của họ. một số ví dụ biện hộ thường dùng nhất: “Đó là do nền kinh tế; chúng ta sẽ tốt lên khi thời thế tốt lên”.
Nhưng bạn nên nhớ, những công ty tận tâm với sự tăng trưởng luôn đi trước đón đầu mong muốn của khách hàng, họ có dấu ấn về văn hóa và đạt được mục tiêu đó thông qua thay đổi liên tục và kiến tạo triệt để.
Khi một doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, mọi cổ đông, mọi bên liên quan – nhân viên, lãnh đạo, khách hàng, nhà cung cấp và nhà đầu tư – đều hạnh phúc và được hưởng những phần thưởng về mặt tài chính. Khi một doanh nghiệp không tăng trưởng, cũng chính các bên liên quan đó phải hứng chịu tổn thất tài chính, họ tưởng tượng về những ngày tháng tương lai tăm tối hơn hiện ra lờ mờ ở phía chân trời, và cuối cùng họ bắt đầu tìm kiếm cơ hội tốt hơn ở nơi khác.
“10 năm sau, nếu chia ngành thương mại công nghệ thông tin điện tử thế giới thành ba phần thì Huawei sẽ chiếm “một phần”: Câu nói của CEO Huawei – Nhậm Chính Phi năm đó vẫn còn vang vọng bên tai. Đến nay, giấc mơ của Huawei đã trở thành hiện thực. CEO Huawei – Nhậm Chính Phi dựa vào tư tưởng kinh doanh xuất chúng cùng tài năng quản lý với tầm nhìn, kiến thức sâu rộng đã sáng lập và đưa Huawei phát triển lớn mạnh không ngừng, từ Trung Quốc bước ra thế giới, làm cho Huawei có tầm ảnh hưởng lớn đến thế giới và cuối cùng thay đổi “quy tắc sinh tồn” của ngành công nghệ thông tin thế giới.
Có thể nói Huawei là một doanh nghiệp rất đặc biệt. Nó giống như một ngôi sao ẩn mình giữa dòng đời tấp nập. Mặc dù mọi việc họ đều rất khiêm tốn nhưng những vinh quang của họ đạt được lại rất đáng tự hào. Điều này rất khó để mọi người không biết đến, cũng vì vậy mà không tránh khỏi việc bị mọi người bàn tán. Dù vinh quang sẽ mang đến hoa và tiếng vỗ tay nhưng đằng sau nó lại là vô vàn sự hoài nghi. Huawei chính là một cá thể có vinh quang và hoài nghi cùng lúc tồn tại. Họ đạt được những thành tích vượt trội mà các doanh nghiệp khác không thể so sánh được. Nhưng đằng sau những thành tích đó là sự tàn khốc mà mọi người khó có thể tưởng tượng. Khi họ tiến vào thị trường thế giới với tốc độ như bay cũng là lúc họ nhận được danh hiệu “kẻ cướp bóc”. Nhưng dù có khó khăn thế nào cũng không ngăn cản được bước chân không ngừng phát triển, không ngừng khám phá của Huawei.
Quân Đoàn Thép Huawei – Vì sao có thể “vượt mặt” Apple?
Một doanh nghiệp thành công phải dung hoà được nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố con người. Nhậm Chính Phi lựa chọn hình ảnh “sói lang” để nói về đội quân của mình. Sự kết hợp giữa khứu giác nhạy bén, sức chiến đấu không mệt mỏi và ý thức chiến đấu tập thể đã tạo nên một Huawei như ngày hôm nay.
Với tài quản lí và tầm ảnh hưởng của người lãnh đạo, luôn hoàn hảo thực hiện giữa mâu thuẫn và cân bằng, đặt doanh nghiệp trong trạng thái “không bình lặng”, luôn đưa ra những mâu thuẫn, những tồn tại để có những phương hướng, hành động kịp thời nhằm giải quyết mâu thuẫn, giải quyết tồn tại, Huawei không ngừng tiến bước trên con đường đi đến thành công.
Với văn hóa doanh nghiệp vừa nhân văn nhưng cũng không kém phần nghiêm khắc, Huawei đã tạo được niềm tin cho tập thể nhân viên, khiến họ cam tâm tình nguyện mà gắn bó với công ty. Mỗi nhân viên đều coi tập thể như ngôi nhà chung, coi mục tiêu của tập thể như mục tiêu phấn đấu của mình. Mỗi cán bộ nhân viên của Huawei đều không ngừng cố gắng để xây dựng nên một tập thể Huawei ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.
Phương châm của Huawei là: không chỉ lãnh đạo giỏi mà cần đào tạo ra đội ngũ nhân viên giỏi. Một tập thể muốn vững mạnh và đi lên thì không chỉ dựa vào một mình người lãnh đạo. Người lãnh đạo có ưu tú đến đâu mà không có tập thể nhân viên thì cũng không thể đưa doanh nghiệp tiến lên. Bởi vậy, người lãnh đạo xuất sắc phải truyền được sức mạnh cho nhân viên, biến nhân viên thành những cánh tay đắc lực cho mình.
Mỗi cá nhân đều có một thế mạnh riêng, điều quan trọng của người lãnh đạo là biết tập hợp các thế mạnh đó để tạo nên một sức mạnh tập thể. Xây dựng cho mình một đội ngũ hùng hậu biết hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau phấn đấu vì mục đích chung, mỗi người cần tự giác gánh lấy trách nhiệm của mình, có thể hi sinh lợi ích cá nhân cho những lợi ích của tập thể. Để làm được điều đó, người lãnh đạo cần dùng chính những tư tưởng, những hành động cũng như đạo đức của mình để thu hút nhân tài. Dùng tầm ảnh hưởng của mình để không chỉ là dùng người mà quan trọng hơn đó chính là giữ được người tài cho mình.
Yếu tố con người luôn được Nhậm Chính Phi đặt lên hàng đầu. Đây có thể được coi như yếu tố tiên quyết cho một doanh nghiệp, là sức cạnh tranh then chốt của Huawei. Nó giống như nền móng để hình thành nên sự thành công. Nền móng có vững chắc thì mới có thể tự tin bước tiếp. Ý thức được điều đó, lãnh đạo Huawei không ngừng quan tâm, bồi dưỡng, chăm lo đến đời sống tập thể nhân viên. Bên cạnh đó, họ không ngừng đầu tư cho việc nâng cao tố chất, huy động tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân viên. Họ luôn tạo ra những điều kiện tốt nhất để nhân viên của mình có thể phát huy tối đa ưu điểm của bản thân. Mỗi nhân viên đều nỗ lực phấu đấu vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Lãnh đạo Huawei luôn lấy sự chân thành để đổi lấy tình yêu nghề, gắn bó với nghề, với doanh nghiệp của tập thể nhân viên.
Nhìn chung, Khi doanh nghiệp phát triển đến một giai đoạn nhất định, xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ trở thành mấu chốt để nhà quản lí đạt được sự đồng lòng nơi tập thể nhân viên. Với Alibaba xây dựng nên chín tôn chỉ và sáu quan niệm nòng cốt chính thức ghi vào quy định, cụ thể hóa thành hệ thống nguyên tắc sát hạch hành vi, đó là thành quả của tổng kết quá trình “Văn
hóa doanh nghiệp” chính là sợi dây kết nối Ali: văn hóa tươi cười, văn hóa võ hiệp, văn hóa đối lập
Dù là một danh nghiệp hay một quốc gia, kẻ có được nhân tài thì hưng thịnh, kẻ mất đi nhân tài thì diệt vong, Alibaba cũng không phải ngoại lệ. Nhân tài xuất chúng vốn đã khó mà có được, chưa kể xuất chúng về lí thuyết chưa chắc thích hợp với thực tế của công ty. Vậy nên, Alibaba không tuyển chọn nhân tài xuất sắc nhất mà tuyển chọn nhân tài có khả năng đáp ứng tốt nhất yêu cầu đề ra. Chiêu mộ nhân tài giỏi nhất không bằng nhân tài phù hợp nhất.
Văn hóa tổ chức của Alibaba là coi công lao thuộc về toàn đội. Bởi ý nghĩa của sự tồn tại tổ chức là lấy điểm mạnh của người này, bù cho điểm yếu của người kia, tổng hợp lại thành một chỉnh thể mà hiệu suất làm việc cao hơn. Là một công ty với những nhân viên đến từ rất nhiều quốc gia, Jack Ma cho rằng mỗi người là một tính cách khác nhau, cách thức tư duy và tác phong làm việc lại càng khôn giống. Tôn trọng sự khác biệt trong tính cách, chính là tôn trọng điểm khác biệt của bản thân với tập thể, tìm kiếm những điểm chung và tự phát huy sở trường, cởi mở trong giao tiếp sẽ kết nối thành công trong tổ chức.
Giai đoạn của các nhà lãnh đạo tư duy kiểu cũ một mình chiếm trọn sân chơi đã qua rồi. Những năm gần đây, tư duy quản trị nhân sự của Jack Ma đang là kim chỉ nam cho rất nhiều doanh nghiệp. Đó là tư duy, tập trung vào những nhân tài hàng đầu, biết tôn trọng và đối xử với họ nhiệt thành và trung thực nhất có thể. Và những chủ doanh nghiệp thời đại mới sẽ có được một đội ngũ trong mơ, sẵn sàng chung tay đưa doanh nghiệp và cuộc chơi lớn hơn.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Đánh giá sách Bộ sách bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp ( Thay đổi hay là chết – Bí quyết giúp các, dowload sách Bộ sách bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp ( Thay đổi hay là chết – Bí quyết giúp các, Đọc sách Bộ sách bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp ( Thay đổi hay là chết – Bí quyết giúp các online, Download Ebook Bộ sách bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp ( Thay đổi hay là chết – Bí quyết giúp các free, Bộ sách bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp ( Thay đổi hay là chết – Bí quyết giúp các pdf doc prc, Xem sách Bộ sách bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp ( Thay đổi hay là chết – Bí quyết giúp các online,Tải sách Bộ sách bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp ( Thay đổi hay là chết – Bí quyết giúp các, review sách Bộ sách bí quyết xây dựng văn hóa doanh nghiệp ( Thay đổi hay là chết – Bí quyết giúp các