Categories: Sách thiếu nhi

Bộ Ehon Sức Khỏe Cho Bé : Đừng Để Bị Cúm + Cùng Đi Khám Sức Khỏe + Tớ Biết Sơ Cứu Đấy !!

Bộ Ehon Sức Khỏe Cho Bé : Đừng Để Bị Cúm + Cùng Đi Khám Sức Khỏe + Tớ Biết Sơ Cứu Đấy !! + Tiêm Chẳng Đáng Sợ Đâu + Poster An Toàn 5 Ngón Tay

 

Dạy trẻ từ 2 – 6 tuổi các biện pháp phòng dịch bệnh là chủ đề vô cùng cấp thiết và quan trong hiện nay mà rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Bởi vì trẻ từ 2 – 6 tuổi còn quá nhỏ, chúng luôn muốn khám phá thế giới xung quanh, song sức đề kháng của trẻ còn yếu và chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh. Vậy làm thế nào để vừa giáo dục con hiểu về một số dịch bệnh cơ bản, vừa dạy con cách phòng bệnh?

 

Làm thế nào để trẻ có thể tự phòng tránh dịch bệnh trong giai đoạn từ 2-6 tuổi 

 

Làm thế nào để trẻ có thể phòng chống được dịch bệnh khi trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi? Ở giai đoạn này, trẻ đang rất thích khám phá, mải chơi mà quên những gì chúng đã được dạy về sức khỏe. Vậy cách tốt nhất để trẻ có các kỹ năng phòng bệnh là để chúng tự đi tìm hiểu, đây cũng là cách trẻ ghi nhớ kỹ năng rất lâu. 
Hiểu được điều này sách Ehon đã cho ra mắt bộ sách Ehon sức khỏe,với bộ sách này trẻ vừa hiểu được về dịch bệnh, vừa được học các kỹ năng phòng bệnh và điều quan trọng không kém là hình thành ở trẻ thói quen đọc sách. Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu một số bệnh ở trẻ và cách phòng bệnh.

 

Biểu hiện cúm ở trẻ em như thế nào?

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính gây nên bởi virus cúm, bệnh thường xẩy ra hằng năm, mỗi khi thay đổi thời tiết và thường vào mùa đông xuân. Bệnh cúm thường tiến triển lành tính, nhưng cũng có thể chuyển biến nặng và nguy hiểm hơn đối với người già và trẻ em. Bệnh cúm có thể gây viêm phổi và suy đa phủ rạng dẫn đến tử vong. Dưới đây là một số biểu hiện để phụ huynh nhận biết không đẻ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.

Ở trẻ em, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus cúm sẽ có những triệu chứng sau: 

  •    – Những cơn sốt xuất hiện
  •   – Có cảm giác hạ nhiệt, cảm giác lạnh
  •   – Nhức đầu
  •   – Đau mỏi toàn thân, cơ bắp
  •   – Chóng mặt
  •   – Ăn không ngon, chán ăn
  •   – Cơ thể mệt mỏi
  •   – Ho 
  •   – Đau họng và chảy nước mũi
  •   – Cảm giác cơ thể mất sức, yếu ớt
  •   – Có thể xuất hiện tiêu chảy

 

 

Những mẹo giúp trẻ hết sợ kim tiêm khi đến bệnh viện

Những mẹo giúp trẻ hết sợ kim tiêm một cách hiệu quả 

Đối với trẻ trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi, những mũi tiêm luôn là nỗi ám ảnh của trẻ mỗi khi đi tiêm phòng hoặc phải đến bệnh viện. Nhiều trẻ em chỉ cần nhìn thấy mũi tiêm là đã sợ hãi và khóc, điều này dẫn đến không chịu hợp tác với bác sỹ. Những điều này giờ đây đã có giải pháp cho cha mẹ, để giúp trẻ phần nào đỡ sợ mũi tiêm.

  – Đối với trẻ sơ sinh: trẻ có thể chưa hiểu được lời nói từ cha mẹ, những chắc chắn sự an ủi, che chở chính là bí quyết giúp trẻ đỡ căng thẳng. Mỗi khi đưa bé đi tiêm, mẹ hãy trấn an bằng cách cho con bú trước, trong và sau cả khi tiêm xong. 

  – Đối với trẻ biết đi: giai đoạn này trẻ đã có thể hiểu được những điều cha mẹ nói, chính vì vậy hãy nói, tâm sự với trẻ về chuyện tiêm phòng, mũi tiêm quan trọng như thế nào và có lợi ích gì với trẻ, tuyệt đối không nên nhắc đến vấn đề đau đớn. Trong lúc trẻ tiêm hãy đánh lạc hướng trẻ bằng những trò chơi như hát hoặc ngoại lệ cho con dùng điện thoại, trong và sau khi tiêm.

 

Cách dạy bé tự sơ cứu vết thương khi chảy máu nhanh chóng

Sách ehon “Tớ biết sơ cứu đấy” giúp bé học cách tự sơ cứu vết thương một cách hiệu quả 

Trẻ em đang trong độ tuổi muốn tự mình khám phá mọi thứ xung quanh, chạy, nhảy, không thể tránh được việc bị thương như chảy máu. Thông thường trẻ bị chảy máu là sẽ la khóc, hoảng sợ, nhưng nếu trẻ được cha mẹ dạy cho những kỹ năng tự sơ cứu vết thương thì chúng sẽ tự biết chăm sóc bản thân mình. Dưới đây là phương pháp dạy trẻ tự sơ cứu khi chảy máu:

Nhận biết mức độ bị thương: đầu tiên, cha mẹ hãy dạy cho trẻ biết mức độ của vết thương. Như ở mức độ nhẹ thì vùng da bị trầy xước nhẹ và lượng máu chảy không nhiều. Mức độ nặng là vùng da chảy nhiều máu, vùng da chảy máu bị dập nát và có cảm giác đau buốt, lạnh run và da xanh tái.

Các bước sơ cứu:
  – Con tự nâng cao vùng da bị chảy máu và tránh xa chỗ bẩn
  – Nếu vùng da chảy máu nhỏ, con hãy dùng tay giữ chặt vết thương để máu không chảy ra. Nếu vùng tổn thương rộng, con cần nhanh chóng sử dụng vải giữ chặt vết chảy máu
  – Con sử dụng băng gạc để băng dán kín vết thương.
  – Đây là những phương pháp cơ bản mỗi khi bé chảy máu, nhưng làm thế nào để trẻ có thể làm được những kỹ năng này, thì phần sau đây sẽ rất hữu ích cho cha mẹ.

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago