Bộ 8 Cuốn Kinh Điển : Giới Tinh Hoa Quyền Lực + Chính Trị Luận + Cộng Hòa + Bàn Về Khế Ước Xã Hội + Bàn Về Tinh Thần Pháp Luật + Lẽ Thường + Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc + Cách Mạng Pháp Và Tâm Lý Học Của Các Cuộc Cách Mạng

Giới Tinh Hoa Quyền Lực: Tác Phẩm Kinh Điển Về Khoa Học Xã Hội Và Phê Bình Xã Hội

Xuất bản lần đầu tiên năm 1956, Giới tinh hoa quyền lực là tác phẩm kinh điển về khoa học xã hội và phê bình xã hội của nhà xã hội học uy tín C. Wright Mills. Qua những phân tích toàn diện và phê bình sắc sảo, tác phẩm chỉ ra rõ cấu trúc quyền lực tại Mỹ là đi theo mô hình ba gọng kìm ăn khớp chặt chẽ với nhau, bao gồm: giới quân sự, giới doanh nghiệp và giới chính trị.

John H. Summers, của tờ The New York Times đã nhận xét: “Khi lần đầu ra mắt độc giả cách đây 50 năm, Giới tinh hoa quyền lực như một quả bom nổ tung giữa nền văn hóa vốn đã không còn lành lặn bởi nỗi lo âu hiện sinh và sự sợ hãi chính trị. […] Cuốn sách có thể nói là một cuộc luận chiến gay gắt chống lại “chủ nghĩa đa nguyên lãng mạn” vốn gắn chặt trong lý thuyết phổ biến của nền chính trị Mỹ.

Trong lần tái bản năm 2000, Alan Wolfe đã cập nhật và minh họa thêm những thay đổi diễn ra từ năm 1956 ở phần Lời bạt. Đồng thời, Wolfe cũng khám phá các dự báo mà trước đây chưa nói tới, luận bàn về những thay đổi cơ bản trong chủ nghĩa tư bản Mỹ, từ sự cạnh tranh toàn cầu căng thẳng tới những thay đổi công nghệ nhanh chóng và thị hiếu thường thay đổi của người tiêu dùng.

Không đơn thuần mô tả chính xác thực tại nước Mỹ vào thời điểm cuốn sách ra mắt, Giới tinh hoa quyền lực còn phân tích tính dân chủ của xã hội Mỹ trên thực tế trong tương quan với lý thuyết – một vấn đề đến nay vẫn nguyên tầm quan trọng và gợi nhiều suy tư xa hơn về tương lai cho các thế hệ độc giả.

Những ai muốn tìm hiểu về cấu trúc quyền lực tại Mỹ thế kỷ XX – thời điểm cuốn sách ra đời, cũng như liên hệ tới hiện tại thì nên tìm đọc tác phẩm này.

Bìa sách với ba cây cột đại diện cho ba thành phần của giới tinh hoa quyền lực: giới quân sự, giới doanh nghiệp và giới chính trị.

 

Đánh giá/nhận xét chuyên gia

Một tác phẩm kinh điển… nghiên cứu đầy đủ và toàn diện đầu tiên về cấu trúc và sự phân bổ quyền lực ở Mỹ, được ra đời dưới ngòi bút của một nhà xã hội học, với mọi lý thuyết và phương pháp xã hội học hiện đại. (Contemporary Sociology)

Giới tinh hoa quyền lực là tác phẩm pha trộn giữa báo chí, xã hội học và sự phẫn nộ về đạo đứ Mills không đơn thuần gắn thêm một miếng ghép vào bức tranh mô tả các nhóm thiểu số nắm quyền bằng bộ công cụ nghiên cứu xã hội học thông thường, mối quan tâm chính của ông là phát triển lý thuyết về việc quyền ra quyết định trong xã hội Mỹ nằm trong tay nhóm người nào, như thế nào và nó được thực hiện ra sao. (Dennis H. Wrong)

Trong phạm vi cuốn sách, C. Wright Mills đã đề cập và đưa ra lời giải thích hợp lý cho một số khía cạnh đặc trưng nhất của đời sống nước Mỹ hiện đại. Mills liên kết sự thờ ơ chính trị với sự thiếu định hướng của phần lớn người dân với các phương tiện giải trí được ưa chuộng thời đó: radio, phim ảnh và truyền hình. Bản thân ý kiến của ông về “sự suy thoái đạo đức mang tính cấu trúc” đặc biệt xác đáng trong thời kỳ điểm khác nhau giữa giảm thuế (hợp pháp) và trốn thuế chỉ nằm trên lý thuyết; bảng kê chi phí thường có mùi tham ô; các chính trị gia thấy cần “vượt lên trên nguyên tắc”. Ngoài ra, Giới tinh hoa quyền lực có thể được coi là bản phân tích chi tiết nhất về giới triệu phú Mỹ đương thời. Tóm lại, đây là một cuốn sách hợp thời vừa có tính dẫn đường vừa khơi gợi tư duy. (Calvin Woodard, Louisiana Law Review)

Bàn Về Tinh Thần Pháp Luật

Bàn về tinh thần pháp luật là tuyệt tác triết học của Montesquieu, là một trong những tác phẩm vĩ đại trong lịch sử triết học chính trị và trong lịch sử luật học.  Mục đích cuốn sách, như chính tác giả đã nêu, là: Trình bày những nguyên nhân quyết định nền pháp lý cho mỗi quốc gia; trình bày sự phù hợp cần thiết giữa luật lệ và chế độ cai trị của một nước; trình bày những quan hệ giữa các luật lệ với nhau. Ông đã phải mất gần 20 năm cho tác phẩm này.
 
Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu cùng với Bàn về Khế ước xã hội của Rousseau được coi là bộ đôi tác phẩm “xây dựng lý thuyết về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền, dẫn tới cuộc Đại cách mạng Pháp 1789”. Những giá trị kinh điển của hai tác phẩm cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được coi như những “tinh hoa tư tưởng của nhân loại”.
Montesquieu (1689-1755), nhà tư tưởng chính trị, nhà triết học Khai sáng người Pháp. Ông được biết đến với các tác phẩm hướng tới tinh thần đấu tranh, xây dựng một xã hội không còn áp bức, bất công; một xã hội đem lại tự do, hòa bình cho toàn nhân loại. Tên tuổi Montesquieu đặc biệt gắn liền với Bàn về tinh thần pháp luật, một ngọn đuốc trong khoa học xã hội, một lần được thắp lên thì sẽ không bao giờ tắt.
 
Chính Trị Luận

Tác phẩm nổi tiếng viết về các khái niệm mà từ đó định hình các quốc gia và chính phủ. Mặc dù, Aristotle cổ vũ mạnh mẽ cho chế độ nô lệ lạc hậu, quan điểm của ông về Hiến pháp và cách điều hành chính phủ lại rất kinh điển. Dù chỉ thảo luận về nhà nước và các định chế thời Hy Lạp cổ nhưng tác phẩm này của ông đã đặt nền tảng cho khoa học chính trị hiện đại

Tác phẩm này được xem là căn bản cho Chính trị học Tây phương. Chính trị luận nghiên cứu các vấn đề cơ bản về nhà nước, chính quyền, chính trị, tự do, công bằng, tài sản, quyền, luật và việc thực thi luật pháp của các cơ quan thẩm quyền.

Aristotle là biểu tượng của trí tuệ tư duy triết học. Mặc dù nội dung rất sâu sắc nhưng cách trình bày của ông lại rất dễ hiểu. Ông viết những suy nghĩ của mình một cách rõ ràng với độ chính xác siêu phàm. Học thuyết của ông có ảnh hưởng lớn đến những lĩnh vực hiện đại như : khoa học, chủ nghĩa duy thực và logic học

Theo Aristotle, là một người tốt không thôi chưa đủ. Nếu người dân tốt mà không tích cực tham gia vào đời sống chính trị của chế độ thì chế độ đó có cơ nguy trở thành thoái hóa và trở thành một chế độ xấu. – Dịch giả Nông Duy Trường

Lẽ Thường

Thomas Paine vốn là một người gốc Anh, ông sang Mỹ định cư và sau đó tích cực ủng hộ cho phong trào giải phóng các Thuộc địa Mỹ. Sau khi cách mạng Mỹ thành công, ông tiếp tục sang nước Pháp để ủng hộ cho cuộc cách mạng Pháp. Tuy hết mình ủng hộ cách mạng Pháp nhưng ông không bị rơi vào phe cực đoan và thậm chí còn phê phán phe này. 

Trong Lẽ thường, Thomas Paine phân tích thực trạng, hoàn cảnh và quan hệ của các Thuộc địa đối với nước Anh. Với lý luận chặt chẽ và văn chương nghị luận sắc bén, ông đã giúp cho người dân Mỹ ở thuộc địa nhìn rõ vấn đề và chọn cho mình hướng đi đúng đắn. Tác giả dùng văn phong và từ ngữ giản dị để trình bày những vấn đề phức tạp thuộc về triết học, tôn giáo và chính trị nhằm vào đối tượng chính là đại chúng. Lẽ thường còn ảnh hưởng đến việc soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ vào tháng Bảy năm 1776.

Vương miệng đại diện cho chế độ quân chủ Anh, cây bút và lưỡi kiếm đại diện cho việc các nhà lập quốc Mỹ đã chống lại nước Anh quân chủ bằng cả lý luận và vũ lực.

Khi xuất bản lần đầu tiên, 120 ngàn bản đã được bán hết chỉ trong ba tháng và trong năm đầu tiên con số này là 500 ngàn. Dân số thời đó ở Mỹ là 2,5 triệu người.

Những Quy Luật Tâm Lý Về Sự Tiến Hóa Của Các Dân Tộc

Vốn kiến thức trong ngành Y và những năm tháng rong ruổi khắp châu u, châu Á và Bắc Phi đã giúp Gustave Le Bon theo đuổi ý tưởng về sự bình đẳng giữa các cá nhân và dân tộc. Ông cho rằng “Con người dễ thuyết phục bản thân rằng bất bình đẳng chỉ đơn thuần là kết quả của sự khác biệt giáo dục, rằng con người sinh ra đều tốt và thông minh, rằng trách nhiệm duy nhất cho những lời nói dối xuyên tạc chính là thể chế mà họ đang sống”. Le Bon có có thể sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ khi quyển sách này chỉ ra những sai lầm của lối tư duy đó bằng cách đánh giá, xem xét các nền văn minh, nghệ thuật, thể chế và tín ngưỡng. Ông cũng thừa nhận các tổ chức thể chế có quyền lực kiểm soát vận mệnh của con người, nhưng với ông, tầm quan trọng của nó rất ít đối với sự phát triển của một nền văn minh. Theo ông, “Một trong những sai lầm to lớn của thời hiện đại là tin rằng tâm hồn con người chỉ tìm được hạnh phúc trong những sự vật bên ngoài. Hạnh phúc là ở trong chúng ta, do chính chúng ta tạo ra, và hầu như chẳng khi nào ở bên ngoài chúng ta.”…

Chắc chắn nhiều người đọc Le Bon sẽ bất bình với quan điểm và tư tưởng, đánh giá của ông về các dân tộc, về đám đông (mù quáng, lầm lạc, a dua, quá khích, thụ độ) và chính ông cũng bị chỉ trích, tranh cãi từ khi ông công bố các quan điểm này vào cuối thế kỷ 19. Ngay những trang đầu tiên của Tâm lý dân tộc, ông đã chỉ trích/phản đối quan điểm về bình đẳng. Le Bon chỉ trích tư tưởng bình đẳng ngay trong những dòng đầu tiên ông viế, thậm chí nói sự bình đẳng cản trở và kím hãm sự tiến hóa của con người. Cuốn sách Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc, hay đúng hơn có thể gọi tắt là Tâm lý học các dân tộc, hẳn là cuốn sách gây nhiều chỉ trích nhất, gây nhiều chống đối và bất bình nhất trong mọi cuốn sách của Le Bon, và đó là một trong những lý do mãi đến hôm nay, sách mới ra đời… Không chỉ các nhà khoa học xã hội, nhà tâm lý nên đọc cuốn sách này, mà rõ ràng là các quan chức, các chính trị gia, và cả các bạn đang bán hàng, PR/truyền thô đều nên đọc và sẽ tìm đc nhiều gợi ý, lời khuyên khi làm việc với đám đông, và hiểu về sự tiến hóa của các dân tộc, và qua đó hiểu về sự tiến hóa của các tổ chức, các nhóm người…

Cách Mạng Pháp Và Tâm Lý Học Của Các Cuộc Cách Mạng

Đây là một trong ba cuốn sách kinh điển của tác giả Le Bon, bao gồm: Tâm lý học đám đông; Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc;  Cách mạng Pháp và tâm lý học của các cuộc các mạng.

Lịch sử của cuộc Cách mạng Pháp trên thực tế được cấu thành từ một loạt những biến cố lịch sử song hành và thường độc lập với nhau: lịch sử chế độ cũ nát đang tàn lụi do không có những người bảo vệ, lịch sử những hội đồng cách mạng, lịch sử những phong trào quần chúng cùng thủ lĩnh của họ, lịch sử những đạo quân, lịch sử những thiết chế mới,… Tất cả những nấc thang lịch sử đa phần thể hiện sự xung đột của các động lực tâm lý học đểu cần phải được nghiên cứu bằng những phương pháp mượn từ khoa học tâm lý. – Trích Lời dẫn

Tất cả các chính khách cần phải nghiên cứu cuốn sách của Gustave Le Bon. Tác giả này không có tiếng tăm gì về các lý thuyết kinh điển liên quan tới cuộc Cách mạng Pháp và vì thế những luận giải tâm lý của ông đã dẫn ông tới những kết luận hết sức mới.  – Time Magazine

Tác giả: Gustave Le Bon (1841-1931)

Nhà tâm lý xã hội, nhà nhân chủng học người Pháp. Ông từng học ngành y và từng đi khắp châu Âu, châu Á và Bắc Phi từ những năm 1860 để nghiên cứu về nhân chủng học và khảo cổ học. 

Tác phẩm thành công đầu tiên của ông là Tâm lý học đám đông (1894) và sau đó nổi tiếng nhất với nghiên cứu The Crowd: A Study of Popular Mind (1895). Các tác phẩm của ông kết hợp các lý thuyết về đặc điểm quốc gia, các chủng tộc ưu việt, hành vi bầy đàn và tâm lý đám đông.

Dịch giả: GS.TS.NGƯT Đào Đình Bắc

Sinh năm 1942, tại Lý Nhân, Hà Nam, chuyên ngành Địa mạo học (Địa lý)

Giảng viên cao cấp tại ĐH Quốc Gia Hà Nội, từng giảng dạy đại học bằng tiếng Pháp tại Algérie (1988-1991), tu nghiệp tại ĐH Paris I-VIII-XIII về Quy học đô thị, các năm 1991-1992

Bàn Về Khế Ước Xã Hội

Khế ước xã hội là tên gọi vắn tắt của bản luận văn lớn mà J. J. Rousseau đặt dưới một nhan đề khá dài: Bàn về khế ước xã hội hay là các nguyên tắc của quyền chính trị (Du Contrat social – ou principes du droit politique).
 
Về lai lịch cuốn sách, tác giả viết: “Luận văn nhỏ này trích từ một công trình nghiên cứu rộng lớn mà trước kia tôi đã viết, nhưng vì chưa lượng được sức mình nên phải bỏ đi từ lâu”.
 
Về mục đích cuốn sách, tác giả viết: “Tôi muốn tìm xem trong trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người. Và có hay không luật pháp đúng với những ý nghĩa chân thực của nó”. Với luận văn này, J. J. Rousseau muốn “gắn liền cái mà luật pháp cho phép làm với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý và lợi ích không tách rời nhau”.
Toàn bộ luận văn trên dưới sáu vạn chữ được chia làm bốn quyển:
  • Quyển thứ nhất gồm 9 chương, mở ra những ý niệm chung về sự hình thành một xã hội người từ trạng thái tự nhiên chuyển sang trạng thái dân sự và những ý niệm chung về việc thành lập Công ước xã hội.
  • Quyển thứ hai gồm 12 chương, chủ yếu bàn về vấn đề lập pháp.
  • Quyển thứ ba gồm 18 chương, bàn chủ yếu về vấn đề cơ quan hành pháp.
  • Quyển thứ tư gồm 9 chương, bàn tiếp nhiều vấn đề, trong đó nổi lên vấn đề cơ quan tư pháp.
Những người yêu J. J. Rousseau và đã đọc Khế ước xã hội thường nói: đọc Khế ước xã hội thật là mệt. Vì văn chương của tác giả vừa uyên thâm, vừa uẩn súc; cách lập luận của ông dựa vào phương pháp logic kiểu Descartes, rành rọt, hiển nhiên, nhưng đồng thời bao quát nhiều ý niệm, soi vào nhiều góc cạnh của vấn đề, lại phải trình bày rất khéo léo những quan điểm đối nghịch với chính thống đương thời. Bài luận văn có những câu dài tới trên 10 dòng, phải tách nhỏ ra một cách linh hoạt thì mới diễn dịch được tư duy của tác giả. Nhưng thật là một niềm vui lớn cho người nghiên cứu khi nắm bắt được những ý lớn và khái quát được tư tưởng vĩ đại của J. J. Rousseau trong Khế ước xã hội. Cuốn sách được in chui và phát hành đầu năm 1762, khi mà Chính phủ Hoàng gia và Nghị viện Pháp ra lệnh đốt một số sách của Rousseau. Ông phải chạy trốn, sống cuộc đời lưu vong, không ổn định và nghèo khổ, cho đến ngày 2/7/1788, từ giã cõi đời tại làng Camenonville, và chôn trên hòn đảo Dương Liễu heo hút ngày 4/7/1788.
 
Những tư tưởng của Khế ước xã hội đã lay động bao lớp người không thỏa hiệp với chế độ quân chủ chuyên chế thời ấy; và khi cuộc Cách mạng Pháp kết thúc năm 1794, Hội nghị Quốc ước đã quyết định đưa hình tượng và tro hài của Jean-Jacques Rousseau vào Điện Panthéon, nơi chôn cất và lưu niệm các bậc vĩ nhân đã làm vẻ vang cho nước Pháp.
Trên 200 năm đã trôi qua, kể từ ngày Khế ước xã hội ra đời mà luồng sáng do tác phẩm rọi ra vẫn còn ánh lên trước mắt chúng ta ngày nay.

Cộng Hòa

Cuốn sách được xem là cột mốc lớn của triết học phương Tây. Tác phẩm được trình bày dưới dạng đối thoại giữa Plato và những người khác. Mặc dù chủ đề chính là về một nhà nước lý tưởng nhưng nó cũng xoay quanh giáo dục, tâm lý, đạo đức và chính trị. Trong các đoạn chính của Cộng hòa, Plato sử dụng những huyền thoại để khám phá bản chất tự nhiên của thực tế, truyền đạt cái nhìn về sự tiên đoán của con người và vai trò của triết học trong việc thiết lập tự do. Ông tưởng tượng ra một cái hang mà những con người bị xiềng xích từ khi mới sinh ra làm bạn với cái bóng của mình và mang họ đến thực tế. Vai trò của triết học, cụ thể là những gì Plato gọi là biện chứng, là đưa con người ra khỏi cái bóng và hướng bản thân họ tới thực tế. Đây là bản chất của việc theo đuổi sự khôn ngoan mà không có nhà nước lý tưởng nào không làm. Độc giả hiện đại có thể đồng ý với mọi điều Plato nói, cũng như lập luận chặt chẽ, cái nhìn đầy chất thơ vẫn có sức mạnh trong việc kích thích và thách thức. Sức mạnh lâu dài này đã làm của Cộng hòa trở thành một trong những nền tảng của văn hóa phương Tây.
Cộng hòa là cuốn sách đầu tiên rung chuyển thế giới, lay động tâm tư. Triết phẩm này chứa bên trong câu hỏi muôn thuở : Làm người nên sống thế nào cho phải ở đời NULL Thế nào là công bình ? Thế nào là đạo đức ? – GS Đỗ Khánh Hoan

Cộng hòa là tác phẩm nổi tiếng nhất của Plato và là tác phẩm có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tư duy triết học và lý thuyết chính trị suốt hơn 2.000 năm qua. Có người còn cho rằng nếu mang tất cả các sách vở trên đời ra đốt hết thì cũng không hề hấn gì, ngoại trừ cuốn Cộng hòa.

Mời các bạn đón đọc!

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago