Bàn Về Khế Ước Xã Hội
Khế ước xã hội là tên gọi vắn tắt của bản luận văn lớn mà J. J. Rousseau đặt dưới một nhan đề khá dài: Bàn về khế ước xã hội hay là các nguyên tắc của quyền chính trị (Du Contrat social – ou principes du droit politique).
Về lai lịch cuốn sách, tác giả viết: “Luận văn nhỏ này trích từ một công trình nghiên cứu rộng lớn mà trước kia tôi đã viết, nhưng vì chưa lượng được sức mình nên phải bỏ đi từ lâu”.
Về mục đích cuốn sách, tác giả viết: “Tôi muốn tìm xem trong trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người. Và có hay không luật pháp đúng với những ý nghĩa chân thực của nó”. Với luận văn này, J. J. Rousseau muốn “gắn liền cái mà luật pháp cho phép làm với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý và lợi ích không tách rời nhau”.
Toàn bộ luận văn trên dưới sáu vạn chữ được chia làm bốn quyển:
- Quyển thứ nhất gồm 9 chương, mở ra những ý niệm chung về sự hình thành một xã hội người từ trạng thái tự nhiên chuyển sang trạng thái dân sự và những ý niệm chung về việc thành lập Công ước xã hội.
- Quyển thứ hai gồm 12 chương, chủ yếu bàn về vấn đề lập pháp.
- Quyển thứ ba gồm 18 chương, bàn chủ yếu về vấn đề cơ quan hành pháp.
- Quyển thứ tư gồm 9 chương, bàn tiếp nhiều vấn đề, trong đó nổi lên vấn đề cơ quan tư pháp.
Những người yêu J. J. Rousseau và đã đọc Khế ước xã hội thường nói: đọc Khế ước xã hội thật là mệt. Vì văn chương của tác giả vừa uyên thâm, vừa uẩn súc; cách lập luận của ông dựa vào phương pháp logic kiểu Descartes, rành rọt, hiển nhiên, nhưng đồng thời bao quát nhiều ý niệm, soi vào nhiều góc cạnh của vấn đề, lại phải trình bày rất khéo léo những quan điểm đối nghịch với chính thống đương thời. Bài luận văn có những câu dài tới trên 10 dòng, phải tách nhỏ ra một cách linh hoạt thì mới diễn dịch được tư duy của tác giả. Nhưng thật là một niềm vui lớn cho người nghiên cứu khi nắm bắt được những ý lớn và khái quát được tư tưởng vĩ đại của J. J. Rousseau trong Khế ước xã hội. Cuốn sách được in chui và phát hành đầu năm 1762, khi mà Chính phủ Hoàng gia và Nghị viện Pháp ra lệnh đốt một số sách của Rousseau. Ông phải chạy trốn, sống cuộc đời lưu vong, không ổn định và nghèo khổ, cho đến ngày 2/7/1788, từ giã cõi đời tại làng Camenonville, và chôn trên hòn đảo Dương Liễu heo hút ngày 4/7/1788.
Những tư tưởng của Khế ước xã hội đã lay động bao lớp người không thỏa hiệp với chế độ quân chủ chuyên chế thời ấy; và khi cuộc Cách mạng Pháp kết thúc năm 1794, Hội nghị Quốc ước đã quyết định đưa hình tượng và tro hài của Jean-Jacques Rousseau vào Điện Panthéon, nơi chôn cất và lưu niệm các bậc vĩ nhân đã làm vẻ vang cho nước Pháp.
Trên 200 năm đã trôi qua, kể từ ngày Khế ước xã hội ra đời mà luồng sáng do tác phẩm rọi ra vẫn còn ánh lên trước mắt chúng ta ngày nay.
Cộng Hòa
Cuốn sách được xem là cột mốc lớn của triết học phương Tây. Tác phẩm được trình bày dưới dạng đối thoại giữa Plato và những người khác. Mặc dù chủ đề chính là về một nhà nước lý tưởng nhưng nó cũng xoay quanh giáo dục, tâm lý, đạo đức và chính trị. Trong các đoạn chính của Cộng hòa, Plato sử dụng những huyền thoại để khám phá bản chất tự nhiên của thực tế, truyền đạt cái nhìn về sự tiên đoán của con người và vai trò của triết học trong việc thiết lập tự do. Ông tưởng tượng ra một cái hang mà những con người bị xiềng xích từ khi mới sinh ra làm bạn với cái bóng của mình và mang họ đến thực tế. Vai trò của triết học, cụ thể là những gì Plato gọi là biện chứng, là đưa con người ra khỏi cái bóng và hướng bản thân họ tới thực tế. Đây là bản chất của việc theo đuổi sự khôn ngoan mà không có nhà nước lý tưởng nào không làm. Độc giả hiện đại có thể đồng ý với mọi điều Plato nói, cũng như lập luận chặt chẽ, cái nhìn đầy chất thơ vẫn có sức mạnh trong việc kích thích và thách thức. Sức mạnh lâu dài này đã làm của Cộng hòa trở thành một trong những nền tảng của văn hóa phương Tây.
Cộng hòa là cuốn sách đầu tiên rung chuyển thế giới, lay động tâm tư. Triết phẩm này chứa bên trong câu hỏi muôn thuở : Làm người nên sống thế nào cho phải ở đời ? Thế nào là công bình ? Thế nào là đạo đức ? – GS Đỗ Khánh Hoan
Cộng hòa là tác phẩm nổi tiếng nhất của Plato và là tác phẩm có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tư duy triết học và lý thuyết chính trị suốt hơn 2.000 năm qua. Có người còn cho rằng nếu mang tất cả các sách vở trên đời ra đốt hết thì cũng không hề hấn gì, ngoại trừ cuốn Cộng hòa.
Bàn Về Tinh Thần Pháp Luật
Bàn về tinh thần pháp luật là tuyệt tác triết học của Montesquieu, là một trong những tác phẩm vĩ đại trong lịch sử triết học chính trị và trong lịch sử luật học. Mục đích cuốn sách, như chính tác giả đã nêu, là: Trình bày những nguyên nhân quyết định nền pháp lý cho mỗi quốc gia; trình bày sự phù hợp cần thiết giữa luật lệ và chế độ cai trị của một nước; trình bày những quan hệ giữa các luật lệ với nhau. Ông đã phải mất gần 20 năm cho tác phẩm này.
Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu cùng với Bàn về Khế ước xã hội của Rousseau được coi là bộ đôi tác phẩm “xây dựng lý thuyết về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền, dẫn tới cuộc Đại cách mạng Pháp 1789”. Những giá trị kinh điển của hai tác phẩm cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được coi như những “tinh hoa tư tưởng của nhân loại”.
Montesquieu (1689-1755), nhà tư tưởng chính trị, nhà triết học Khai sáng người Pháp. Ông được biết đến với các tác phẩm hướng tới tinh thần đấu tranh, xây dựng một xã hội không còn áp bức, bất công; một xã hội đem lại tự do, hòa bình cho toàn nhân loại. Tên tuổi Montesquieu đặc biệt gắn liền với Bàn về tinh thần pháp luật, một ngọn đuốc trong khoa học xã hội, một lần được thắp lên thì sẽ không bao giờ tắt.
Những Cuộc Chinh Phạt Của Alexander Đại Đế
Cuốn sách này thực sự là một tuyệt tác của Arrian, một sự bảo đảm vĩnh viễn cho danh tiếng của ông. Arrian đã nói rõ về tầm quan trọng của cuốn sách này đối với ông : “Tôi không cần tuyên bố danh tính của mình – mặc dù nó chưa từng được ai biết tới, tôi không cần ghi rõ quê hương tôi và gia đình tôi, hoặc bất kỳ chức vụ hành chính nào mà tôi đã từng nắm giữ. Tôi chỉ muốn nói điều này : rằng cuốn sách này, từ khi tôi còn trẻ, đã quý giá hơn quê hương, dòng họ và sự thăng tiến – quả thực, đối với tôi, nó chính là tất cả những điều đó.”
Arrian đã nắm bắt được một đề tài hấp dẫn và một cơ hội huy hoàng. Không một ai từng viết về Alexander Đại đế nhiều hơn ông. Không một ai, một nhà thơ hoặc nhà văn nào, có được sự công minh như ông. Chừng nào những tác phẩm của những tác giả trước đó (viết về Alexander) còn chứa những sai lầm hiển nhiên, chừng đó một Alexander thực sự còn bị che giấu dưới vô vàn những tuyên bố mâu thuẫn. Cuốn sách của Arrian quả thực đã chấm dứt tình trạng này. Nó quan trọng đến mức Arrian đã không ngần ngại thách thức cả những sử gia Hy Lạp vĩ đại.
“… Nhưng là một con người, nếu ai đó coi thường Alexander, trước hết anh ta nên tự soi chiếu mình với ngài : bản thân anh ta, một kẻ tầm thường ít tiếng tăm còn Alexander là vị hoàng đế vĩ đại với những thành công mà không ngòi bút nào tả xiết, người cai trị hai lục địa, người mà danh tiếng đã được cả thế giới biết tới. Làm sao có ai đó dám lăng mạ ngài, khi người đó hiểu rằng sự khinh thị và mục đích tầm thường của anh ta chỉ chứng minh cho sự bất lực của bản thân mà thôi ? ” – Arrian
Quân Vương – Thuật Cai Trị
Quân Vương – Thuật Cai Trị là cuốn sách gối đầu giường của rất nhiều thế hệ chính trị gia và lãnh đạo trên thế giới.
Cuốn sách nhỏ của Niccolò Machiavelli đã hội tự những nguyên tắc làm nền móng cho khoa học quản trị nói chung và chính trị học nói riêng.
Người ta sẽ luôn đọc Quân vương chừng nào con người vẫn chưa thôi trò chơi nguy hiểm nhưng hấp dẫn có cái tên “chính trị”.
Qua cuốn sách, độc giả sẽ tìm ra chân dung một vị quân vương hình mẫu : keo kiệt hay rộng lượng, độc ác hay nhân từ, thất hứa hay giữ lời nếu lời hứa đi ngược lại lợi ích của mình, phải làm gì để tránh bị dân chúng căm ghét, phải thực thi những hành động lớn lao để nâng cao uy tín của mình.
Cuốn sách bàn về khoa học chính trị của nhà ngoại giao, nhà triết học và nhà quân sự người Ý – Niccolò Machiavelli. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1513 nhưng mãi đến năm 1532, ấn bản đầu tiên mới được chính thức xuất bản dưới sự cho phép của Giáo hoàng Clement VII.
Ngày Cuối Trong Đời Socrates
Cuốn sách là một loạt bốn cuộc đối thoại của Socrates khi ông bị Bồi thẩm đoàn của Hội đồng Thành quốc kết tội hủ hóa thanh niên và coi thường thần linh của Thành quốc. Ông đã tự biện giải cho chính mình để chống lại những kẻ âm mưu đẩy ông vào khốn cùng, đưa ra những chân lý cũng như những lời phản biện sâu sắc. Tuy bị kết án tử hình, được bạn bè và quý nhân giúp vượt ngục nhưng với tinh thần cao quý và giữ gìn danh dự trong sạch hơn người, Socrates đã từ chốt vì theo ông “Tránh cái chết không khó, tránh đê tiện khó hơn nhiều. Vì đê tiện chạy nhanh hơn cái chết.”
Ông chủ trương khi sống thì sống sao cho phải đạo làm người, khi chết cũng chết như thế, không có gì bận lòng, thể xác cát bụi trở về với cát bụi, linh hồn bất diệt phiêu du trong cõi bao la. – Đỗ Khánh Hoan
Mời các bạn đón đọc!
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …