Bộ 4 cuốn sách giúp bạn vui sống mỗi ngày: Vô Ngã Vô Ưu – Buông Xả Phiền Não – Hạnh Phúc

Bộ 4 cuốn sách giúp bạn vui sống mỗi ngày: Vô Ngã Vô Ưu – Buông Xả Phiền Não – Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn – Mỗi Ngày Trọn Một Niềm Vui
  • Vô Ngã Vô Ư

Vô Ngã Vô Ưu (Being Nobody, Going Nowhere) là một cuốn sách về Thiền quán hay nhất của Ni sư người Đức Ayya Khema. Là một tuyệt tác viết về Thiền quán, cuốn sách đã được giải thưởng của Chrismas Humphreys và là cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ năm 1988.

Trong cuốn sách này, Ni sư Ayya Kherma đã giới thiệu với người đọc những gì tinh tuý nhất trên con đường Phật pháp. Bà nhấn mạnh đến cách thức và tại sao lại cần hành thiền cũng như cung cấp cho ta một nền tảng hiểu biết cơ bản về bản chất của Nghiệp, Tái sinh và Bát chính đạo – những giáo lý căn bản của Đạo Phật. Với những lời khuyên hữu ích và thiết thực, Ni sư Ayya Khema đã dẫn dắt cho chúng ta những cách thức thực hành tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả và cách vượt qua những chướng ngại trên con đường tu tập. Rất ít cuốn sách cơ bản về Phật giáo có thể bao chứa cả hai tiêu chí giản dị và sâu sắc. Nhưng vô ngã vô ưu đã làm được cả hai điều này. Đây không những là một cuốn sách mọi thiền sinh không thể bỏ qua, mà còn là cuốn sách tuyệt vời cho tất cả mọi người.

  • Buông Xả Phiền Não

Hạnh phúc là gì và vì sao có những người đạt được mọi thứ mình muốn mà vẫn không được hạnh phúc? Thật ra, hạnh phúc là tự mình phải xả bỏ tự ngã và tiêu diệt phiền não, chứ không phải đạt được những thứ nào bên ngoài. Hòa thượng Thánh Nghiêm cho rằng hạnh phúc chân thật thì không cần dựa vào bất kỳ cá nhân, sự vật nào bên ngoài, cũng không phải xuất phát từ tình cảm và cảm giác huyễn hóa vô thường mà là trạng thái tâm vui vẻ, an lạc. Vì thế, chúng ta cần thấy rõ phiền não, mạnh dạn vận dụng phương pháp hóa giải, đối trị phiền não, cuối cùng là buông xả hoàn toàn phiền não, thì hạnh phúc sẽ ở trong tầm tay.

Cuốn sách gồm: phần thứ nhất, Hòa thượng bàn về nguồn gốc của phiền não; từ phần thứ hai đến phần thứ sáu, Ngài thảo luận kỹ năm loại phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi – chính là năm độc mà Đức Phật đã nói – đồng thời Ngài cung cấp cách giải quyết những phiền não này để có được an lạc, từ tâm.

Chỉ bằng vài lời ngắn gọn, súc tích, Ngài đã cho thấy con người chúng ta vì quá tham lam, ích kỷ chỉ nghĩ tới bản thân mình nên mãi không chịu xả bỏ để có được an lạc, hiện tiền. 

  • Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn

Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn là tập sách được kết tập từ những bài viết đã đăng tải trong chuyên mục Phật học của tuần báo Giác Ngộ. Các bài viết này, phần nhiều đều có trích dẫn một số đoạn kinh trong kinh tạng Nikàya và A-hàm.

Nội dung tập sách này, người viết trình bày dựa trên giáo lí căn bản cùng với sự tu niệm của tự thân, ngõ hầu giúp cho những người bước đầu học đạo dễ dàng tiếp nhận hành trì, nhằm chuyển hóa phần nào những bế tắc khổ đau vốn dĩ xảy ra trong đời sống thường nhật. Tuy cái nhìn về Chánh pháp chưa được sâu rộng, nhưng với tâm nguyện “hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sinh”, người viết vận dụng hết khả năng tu tập quán chiếu của chính mình, nhằm đóng góp phần nào vào sự nghiệp hoằng pháp mà chư Tổ và các bậc thầy đã và đang thực hiện.

Thiết nghĩ, sống trong cuộc đời này dù bất cứ hạng người nào cũng đều có thể gặp phải những khó khăn trắc trở xảy ra, dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, hạnh phúc hay khổ đau cũng còn tùy thuộc vào cách nhìn của mỗi con người. Nếu trong mỗi giây phút hiện tại chúng ta sống có chánh niệm tỉnh thức, thì khi tiếp xúc với mọi hoàn cảnh dù ngang trái đến mấy chăng nữa, ta vẫn giữ được thái độ an bình và tự tại.

Dù đã lưu tâm, suy nghiệm để tác phẩm này ra đời đem lại lợi ích an vui cho người đọc, nhưng với khả năng hạn chế của tự thân, người viết chỉ chia sẻ một số khía cạnh trong đời sống thường nhật, chưa trình bày hết những ý nghĩa thâm sâu trong các đoạn kinh đã được trích dẫn. Ngưỡng mong chư tôn đức và quý bạn đọc hoan hỷ bổ khuyết thêm.

Hòa thượng Viên Minh, tổ đình Bửu Long, TP Hồ Chí Minh nhận xét: “Mấy lần gặp thầy Viên Ngộ tôi hoan hỷ thấy thầy quan tâm tham vấn pháp học, pháp hành một cách cặn kẻ, và hoan hỷ hơn nữa khi đọc cuốn “Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn” do thầy biên soạn để chia sẻ sự thấy biết đạo lý nhà Phật của mình với những người đồng đạo.

Những điều thầy viết xuất phát từ tư duy và trải nghiệm của chính mình trong đời sống thực tiễn hơn là chỉ “y kinh diễn nghĩa” như những vị Tăng có học thức khác. Chân lý không dành riêng cho chư Tăng Ni trong các tu viện hay thiền viện, cũng không phải độc quyền của một số vị đạo sư nổi tiếng nào. Chân lý luôn thiết thực hiện tại (sanditthiko) cho những ai ít bụi trong mắt có thể thấy ra bất cứ ở đâu và lúc nào. Chân lý cũng không bị đóng khung trong những quan niệm, công thức, phương pháp, hay tông môn nào, cho nên đức Phật chỉ làm một việc duy nhất để cống hiến cho nhân loại là khai thị sự thật (Svàkhàto Bhagavatà Dhammo), còn giác ngộ hay không thì mỗi người phải tự mình trải nghiệm, chiêm nghiệm, thể nghiệm để khám phá và chứng nghiệm sự thật ngay nơi thực tại đời sống của chính mình. Chân lý là sự thật tuyệt đối hoàn hảo trong chính nó, còn sự vận dụng thành phương pháp chỉ là phương tiện tương đối và bất toàn, cho nên cái khó là người vận dụng chân lý phải tự mình chứng nghiệm và suốt thông chân lý để có thể tùy cơ ứng biến mà không rơi vào công thức, khuôn định hay mẫu mực lỗi thời. Chân lý thì muôn đời vẫn thế, nhưng sự vận dụng thì luôn biến hóa vô cùng, nên không bao giờ dừng lại ở kết luận hay khẳng định nào mới có thể tùy duyên thuận pháp giữa cuộc đời đầy vô thường biến đổi.

Mỗi người xử lý tình huống một cách khác nhau tùy theo trình độ căn cơ, hoàn cảnh và nghiệp mệnh của họ, người giác ngộ chỉ chia sẻ bằng cách gợi ý giúp họ thấy ra hướng đúng để họ tự học bài học điều chỉnh nhận thức và hành vi qua tình huống đặc thù của họ chứ không đưa ra một giải pháp nào nhất định để họ phải theo. Giống như em học sinh lớp nào thì giải bài toán của mình theo trình độ lớp đó chứ thầy giáo không giải giúp em bài toán theo kinh nghiệm và học lực của riêng thầy. Tất nhiên khi học lên cao hơn em sẽ có cách giải bài toán ấy tốt hơn, cũng như trên đường tu học mỗi hành giả sẽ điều chỉnh nhận thức và hành vi của mình ngày càng đúng tốt hơn chứ không cần phải áp dụng một mẫu lý tưởng nào cho cái đúng, bởi vì cái đúng lý tưởng đôi khi vẫn là cái sai so với cái đúng thực tế trong vị trí và thời gian nhất định của nó.

Tôi mong rằng những gợi ý chân thành của thầy  Viên Ngộ sẽ là những thí dụ điển hình có thể giúp cho nhiều Phật tử nhận ra cách xử lý tình huống riêng của mình trong cuộc sống chân không diệu hữu này.”

  • Mỗi Ngày Trọn Một Niềm Vui

Cuốn sách “Mỗi ngày trọn một niềm vui” chứa đựng 90 nguyên tắc của một nhà sư trụ trì người Nhật Bản nhằm giúp độc giả có suy nghĩ tích cực, từ đó cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. Các nguyên tắc đều rất ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu và dễ áp dụng. Độc giả có thể lật bất cứ trang nào và bắt đầu đọc từ đó. Cứ qua mỗi một trang, cuộc sống lại trở nên dễ chịu hơn một chút và khi đọc xong, có lẽ chúng ta sẽ nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

“Là một người con của Phật giáo, từ Tứ nhiếp pháp, Lục ba la mật và những điều mà Đức Phật gửi gắm tới nhân sinh, tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc ý nghĩa Mười Đức theo cách hiểu cũng như quy tắc của bản thân tôi.

‘Hành’ – Không ai làm cả. Nên mình phải làm

‘Bố thí’ – Hãy cho đi trước khi nhận lại

‘Ái ngữ’ – Sử dụng từ ngữ tích cực, khuyến khích, hướng về tương lai

‘Lợi hành’ – Vì mọi người, vì cuộc sống, vì thế giới

‘Đồng sự’ – Biết cảm thông, đồng cảm, cảm kích

‘Trì giới’ – Sống tuân theo quy tắc

‘Nhẫn nhục’ – Cho dù có bị chèn ép, bị cản trở cũng không được chùn bước, bỏ cuộc

‘Tinh tiến’ – Mỗi ngày lại trưởng thành hơn một chút so với ngày hôm qua

‘Thiền định’ – Tạo ra một khoảng thời gian yên tĩnh để tĩnh tâm

‘Trí huệ’ – Trưởng thành tới khi chết đi, ủng hộ tới khi chết đi

Nhìn những gì phía trên, sẽ có người cho rằng, ‘Cái gì thế? Đây toàn là những gì mà bình thường chúng ta vẫn làm mà’. Tôi không nói những lời này với tư cách là trụ trì của một ngôi chùa. Tôi cố gắng làm việc vì người khác, tôi luôn trăn trở làm sao để giải thích nội dung cho bạn đọc dễ hiểu nhất, để những gì trong cuốn sách đều là những gì mà bạn đọc vẫn thường nghe thấy, thường nhìn thấy trong cuộc sống, cùng tìm hiểu xem rốt cuộc nó được thực hiện như thế nào. Điều đó có nghĩa là, cho dù bạn là ai, học vấn của bạn ra sao, bạn vẫn có thể lý giải và áp dụng lời răn của Đức Phật vào cuộc sống. Chỉ cần nhận ra được điều này, trái tim của bạn cũng sẽ mạnh mẽ hơn. Với cách nghĩ như vậy, hi vọng bạn có thể sử dụng mười chuẩn mực đạo đức giống như trên.

Chúng ta, những người được ban tặng sự sống trong thế giới này, nhất định phải có một vai trò nào đó. Và sống có nghĩa là làm sống lại sinh mệnh đã được ban tặng ấy. Hãy sống một cuộc sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn, sống hết mình với sinh mệnh của bản thân.”

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago