Đại sư Tinh Vân đã dạy: “Xả, tưởng chừng như cho người, trên thực tế lại cho chính mình.
Khi ban cho người một câu nói hay, bạn mới nhận lại của người một câu khen ngợi; tặng người một nụ cười, người ta mới quay đầu mỉm cười với bạn. Mối quan hệ giữa cho và nhận giống như nhân và quả vậy, nhân quả tương quan, cho và nhận cũng ảnh hưởng tác động lẫn nhau. Buông xả được, hẳn là người có tấm lòng giàu có; nếu trong lòng người đó không biết cách cảm ơn và kết duyên, hẳn khó có lòng bố thí. chừng nào lòng ta tràn đầy niềm hoan hỉ mới có thể trao cho người niềm hoan hỉ; lòng ta chan chứa từ tâm vô hạn, mới truyền tỏa tâm từ cho người. Bản thân mình có tài sản mới đem tài sản bố thí cho người; mình có đạo lí mới ban tặng đạo lí cho người. nếu lòng bạn chỉ chứa đựng tham sân si, nhất định sẽ chỉ nhận được tham sân si từ người mà thôi. Thế nên đừng bao giờ gây phiền não, sầu muộn cho người khác, ta gieo nhân gì nhất định sẽ gặt lấy quả đấy, đó chính là nhân quả.
Hãy học cách cho đi để nhận lấy hạnh phúc.”
—————–
Một học giả phật học chân chính phải luôn là một hành giả. nếu học phật với tham vọng thỏa mãn nhu cầu của cơn khát tri thức đã thành bản năng của loài người tất sẽ lợi ích ít mà hý luận nhiều, ngược lại, nếu mù quáng làm bừa mà khoác lên cho việc làm của mình là phật giáo thì không những nguy hại bản thân mà còn ảnh hưởng xấu đến mọi người và cả đến đạo phật.
Bằng vào lý tưởng xây dựng phật giáo trong nhân gian, xây dựng nhân gian tịnh độ, Đại sư tinh Vân giới thiệu cho tín đồ tại gia cách thực hành những lời phật dạy ngay trong đời sống bận rộn của cơm áo gạo tiền, gian lao của danh dự lợi dưỡng sao cho vừa không trái lời phật, vừa không gây ảnh hưởng bất lợi đến mục đích theo đuổi của mình. trên xa lộ cuộc đời, người phật tử tại gia không có thời gian dừng lại để đào sâu vào những lí thuyết trừu tượng và cao siêu của phật học, song nếu biết cách áp dụng lời phật thì đấy lại chính là trường thực nghiệm phật học.
Trong tự viện, hàng đệ tử xuất gia đã có môi trường khá tốt để tu tập, thực hành bố thí, trì giới, phóng nhưng một người tại gia hành nghề đánh cá, một nông phu cần phun thuốc sâu để giữ cho mùa màng bội thì phải làm gì, phải làm như thế nào để vừa sống được trong đời lại vừa có thể học và thực hành lời phật? trong trường hợp này, nếu khư khư lí thuyết thì bấy giờ giáo lý đạo phật chỉ phục vụ cho giáo lý thuần túy chứ không thể phục vụ cho cuộc đời; ngược lại, nếu người tại gia vẫn khư khư theo tập quán suy nghĩ và hành động của người tại gia thì họ không có cơ may học hành phật pháp. tìm tiếp điểm cho hai đường thẳng song song này là vấn đề mà các nhà phật học xưa nay quan tâm.
Bằng cách mở rộng tầm nhìn, mở rộng tấm lòng, phân tầng mục đích, phân loại phương phá, đại sư tinh Vân đã giới thiệu cho phật tử tại gia cách áp dụng lời dạy của phật vào trong đời sống thế tục, uyển chuyển cách hành đạo trong đời, chỉ rõ sự đời đạo bất phân ly của truyền thống phật giáo Việt nam nói riêng và phật giáo các nước trên thế giới nói chung. Qua đó, ta thấy mối quan hệ hòa quyện của đóa sen phật pháp trong bùn nhơ tham ái, sân hận, si mê của chúng sinh. nhờ vậy, người tu tập đúng theo tinh thần này sẽ không vì thấy mình giữ giới mà sinh tâm ghét bỏ người phá giới, không vì mình giàu sang mà khinh khi người nghèo hèn, không vì mình quyền quý mà miệt thị kẻ thấp hèn, không vì mình tài năng mà xem thường kẻ yếu ké họ sẽ tìm cách giúp người phá giới giữ giới như mình, giàu sang, quyền quý, tài năng như mình, trong tâm thế biết ơn “bùn lầy” đã giúp hoa sen thêm thơm ngát, có như vậy mới xây dựng được một cõi tịnh độ ngay trong đời sống hiện tại này.
“Theo Phật giáo Nguyên thủy, trong dời người, chúng ta tối đa được xuất gia 7 lần. Tôi đã sử dùng gần 1 phần 3 số đó. Lần đầu tôi xuất giao gieo duyên với thiền sư nổi tiếng người Ashin Tejaniya, Viện trưởng thiền viện Shwe Oo Min Dhammasukha, Yangon. Myanmar. Còn lần thứ 2 với Hòa thượng Thích Huyền Diệu tại đất Phật Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ và Lâm Tỳ Ni, Nepal.
Trong lần xuất gia thứ nhất, chúng tôi có 3 anh em. Trong lần thứ 2 xuất gia, chúng tôi có 8 huynh đệ. Và người hướng dẫn chúng tôi đắp y vàng, hàng ngày cùng chúng tôi 4 giờ sáng tụng kinh lễ Phật trên chánh điện, chỉ bảo chúng tôi oai nghi của người xuất gia không ai khác chính là sư bà Thích Nữ Giác Liên. Những trải nghiệm khó quên của 8 ngày xuất gia nơi đất Phật chắc sẽ in đậm mãi trong tâm trí tôi trong nhiều kiếp.
Thế rồi tôi nhận điện thoại. Sư bà Thích Nữ Giác Liên từ Ấn Độ về Việt Nam. Thế rồi chúng tôi lại được đón sư bà ở Thủ đô Hà Nội. Vừa mừng vừa tủi. Vừa vui vừa thẹn thùng. Nhớ về 8 ngày quý giá khi được đắp lên mình tấm y vàng và sống phạm hạnh của người con Phật xuất gia tại chính thánh địa Ấn Độ và Nepal.
Thế rồi Sư bà Thích Nữ Giác Liên cho biết vừa hoàn thành 3 tác phẩm mới “Như thế nào là giả thoát”, “Bờ giải thoát”, “Thắp sáng đèn chơn lý”. Tôi được sư bà tặng cho bản đánh máy cả 3 cuốn sách này. Tôi đã đọc ngấu nghiến cả đêm. Sau đó đọc lại thật chậm. Để rồi ngồi viết nên những dòng chữ này.
Tôi muốn nói về tác phẩm Thắp sáng đèn chân lý
May mắn vô cùng khi Đức Phật đã tìm ra chân lý. Thái tử Tất Đạt Đa cũng là ngươi bình thường như bạn và tôi và bao chúng sinh trong cõi ta bà này nhưng ngài đã quyết từ bỏ tất cả, quyết ra đi tìm chân lý. Và ngài đã tìm thấy. Ngày tìm thấy cách dây 26 thế kỷ.
Suốt 26 thế kỷ nay, đèn chân lý đang cháy, đang tỏa sáng. Chiếc đèn thần kỳ diệu này cháy được là nhờ 4 chúng: tăng, ni, cận sự nam và cận sự nữ. Đèn chân lý đã có sẵn, vậy thì sao không biết thắp. Bổn phận của chúng ta, những người con Phật phải thắp sáng đèn chân lý này.
Mỗi chúng ta thắp sáng bằng từ bi và trí tuệ, bằng tứ diệu đế, bằng bát chánh đạo, bằng thập nhị nhân duyên, bằng 37 phẩm trợ đạo. Chúng ta thắp sáng mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây. Chúng ta nhắc nhau thắp đèn. Không có đèn, tối như đêm, dày như đất biết đường nào mà lội, biết lối nào mà đi!
Trong tác phẩm Thắp sáng đèn chân lý sư bà Thích Nữ Giác Liên đã rất tài tình thắp sáng đèn bằng trải nghiệm mấy chục năm tu tập của chính mình. Sư bà có 2 dòng máu Việt Ấn này có những tài năng quá đặc biệt, có số phận và cuộc đời cũng rất khác lạ. Tôi biết về Sư bà từ lâu nên có cảm giác vừa xa vừa gần, vừa thấy sư bà như bên cạnh mình như 1 ngươi mẹ nhưng cs khi lại thấy như tận trên mây cao – Phật cũng gần mình mà rất xa mình mà. Khi tôi tu tốt, sư bà rất gần. Khi tôi tu kém, sư bà ở mãi trên mây!
Tác phẩm Thắp sáng đèn chân lý được sư bà Thích Nữ Giác Liên thể hiện bằng thơ. Tài tình thay. Thơ thì dễ đọc, dễ ngâm, dễ vào lòng người hơn văn. Thơ thì ngắn hơn và hợp với số đông chúng sinh hơn.
Tôi thuộc lòng nhiều bài thơ trong Thắp sáng đèn chân lý. Ví như bài “Sáu cửa gài then”:
Thiền thất cài then;
Sáu cửa lặng yên;
Bồ đề rô nở;
Quả giác tròn duyên
Hay bài “Vào nhà Như Lai” rất hay và cũng như một bài kệ, một bài hướng dẫn tu rất ngắn, dễ hiểu và dễ thực hành.
Ai muốn vào cửa Phật
Giữ thân ý trang nghiêm
Lợi danh như bọt biển
Chưa thành Phật cũng nên Tiên
Tôi rất vui mừng, rất hạnh phúc khi Thắp sáng đèn chân lý được xuất bản. Như vậy, cùng với “Đường về xứ Phật”, bốn tác phẩm của Sư bà Thích Nữ Giác Liên giúp mỗi chúng ta có cẩm nang tu tập. Tôi thiết nghĩ, nếu bạn thực sự ứng dụng những gì sư bà hướng dẫn ở đây, chắc chắn sẽ có những bước đi vững chắc trong con đường tiến tới bờ giải thoát của mình.
Xin thành tâm chúc mừng quý vị đã may mắn có tác phẩm trên tay. Xin đê đầu đảnh lễ trước Sư bà Thích Nữ Giác Liên và nguyện mong sư bà thật khỏe mạnh để làm chỗ dựa vững chắc cho chúng con, để thay mặt đức Phật đưa đường chỉ lối cho chúng con. Để đèn chân lý luôn sáng. Cả ngày lẫn đêm.
Chia sẻ của tác giả Jean_Claude Carriere khi viết về cuốn sách “Sức mạnh của đạo Phật”.
“Những cuộc đàm thoại được thuật lại trong cuốn sách này đã diễn ra tại McLeod Ganj, gần Dharamsala, ở phía bắc Ấn Độ, vào tháng Hai năm 1994, và nói chính xác hơn là tại tự viện Thekchen Choling, nơi Đức Đạt-lai Lạt-ma đang sống. Tôi tới đó vào ngày 10 tháng Hai và đã tham dự những ngày lễ hội mừng năm mới của Tây Tạng bắt đầu từ lúc năm giờ sáng ngày 11 tháng Hai. Tôi ở lại McLeod Ganj hai tuần.
Nhờ anh bạn Laurent Laffont mà tôi đã nảy sinh ý tưởng viết cuốn sách này cũng như tiến hành chuyến đi nói trên. Tôi đã gặp Đức Đạt-lai Lạt-ma hai lần, rất ngắn, trong những dịp Ngài qua Pháp mới đây. Đầu tiên, tôi liên hệ với những người phụ trách Văn phòng Tây Tạng tại Paris, và nhờ họ mà mọi việc đều diễn ra dễ dàng. Khi nhớ lại chuyến đi đó, tôi vẫn còn lưu lại kỷ niệm về những ngày vô cùng thoải mái, trừ việc phải chuẩn bị cho chuyến đi trong suốt vài tháng mà tôi cho là cần thiết. Đặc biệt, tôi cảm thấy không khí trong tự viện vừa nghiêm trang, vừa tươi vui, không hề vội vã, cũng không hề căng thẳng.
Trước chuyến đi, theo yêu cầu của Đức Đạt-lai Lạt-ma, tôi đã viết vài lá thư để trình bày với Ngài những chủ đề tôi muốn đề cập. Tất cả những chủ đề này đều liên quan tới vai trò của đạo Phật trong thế giới ngày nay như mọi người vẫn nghĩ và sự hấp dẫn ngày càng mạnh mẽ của đạo này. Chúng tôi muốn nói tới đạo Phật trong mối quan hệ của nó với cuộc sống thường nhật của chúng ta, với chính trị, với những tôn giáo khác và những truyền thống khác, đặc biệt đồng thời nhấn mạnh tới ba vấn đề: bạo lực, môi trường và giáo dục. Tôi nhanh chóng nhận thấy, và vả lại giáo lý cũng nói lên điều đó, rằng không một cái gì có thể tách rời khỏi những cái còn lại, và rằng mỗi một lời nói của chúng ta đều nằm trong một mạng lưới quan hệ mở rộng ra tới vô hạn. Không thể tách riêng chủ thể này hay chủ thể khác ra khỏi tổng thể triết lý của đạo Phật. Thực ra, tôi cần phải nói về tất cả, trong khi tránh đi vào những chi tiết phức tạp của giáo lý, của huyền thoại và của lễ nghi.
Vì không có nhiều thời gian (vả lại một kiếp người liệu có đủ chăng?), biết rằng Đức Đạt-lai Lạt-ma là một trong những nhân vật được nhiều người muốn tiếp kiến nhất nên ngay từ buổi đầu, tôi đã đề nghị sẽ không hỏi Ngài về những nội dung giáo lý hay thực hành đã được Ngài đề cập trong một vài tác phẩm, và nếu cần, sẽ sử dụng một số trích đoạn các
nội dung đó để đưa vào cuốn sách này.
Ngài chấp thuận ngay và điều đó làm chúng tôi lợi rất nhiều về mặt thời gian.
Chúng tôi gặp lại nhau một lần nữa tại Paris để làm sáng tỏ một vài chi tiết.
Vấn đề cơ bản đặt ra ngay từ đầu là xác định mức độ tri thức của cuốn sách. Chúng tôi viết cho ai đây? Vì cả Đức Đạt-lai Lạt-ma và tôi đều không chỉ nhằm đối tượng đọc là các nhà chuyên môn (bản thân tôi cũng không phải là một người trong số họ), mà muốn để cho càng nhiều độc giả đọc càng tốt, nên tôi nhanh chóng nhận ra rằng, cần thiết phải có những phần giải thích xen lẫn vào nội dung đàm thoại giữa chúng tôi.
Có thể nói rằng Đức Đạt-lai Lạt-ma hiểu biết rất uyên thâm về những khái niệm mà Ngài nêu ra. Tôi cũng hơi biết chút ít về những khái niệm đó, còn đa phần bạn đọc của chúng ta có thể không biết, hoặc hiểu biết ở mức hời hợt, có nghĩa là hiểu sai. Vì thế, với sự đồng ý của Ngài, tôi quyết định sẽ ngắt quãng cuộc đàm đạo mỗi khi cần thiết để giải thích một điểm nào đó và đưa vào những tài liệu tham khảo. Đương nhiên, toàn bộ cuốn sách này đã được Ngài và các cộng sự của Ngài xem lại.
Những cuộc đàm thoại của chúng tôi diễn ra tại phòng khách ở Thekchen Choling. Mỗi lần kéo dài chừng ba tiếng. Chúng tôi nói tiếng Anh, nhưng khá thường xuyên, Đức Đạt-
lai Lạt-ma chuyển sang nói tiếng Tây Tạng và yêu cầu Lhakdor dịch cho tôi. Tôi ghi âm toàn bộ những điều chúng tôi đã nói với nhau và tối đến, tôi nghe lại và ghi chép những cuộc đối thoại trong ngày.
Tôi viết cuốn sách này tại Paris, vào những tháng sau khi tôi về nước. Trình tự các cuộc nói chuyện được giữ nguyên, mặc dù có lúc tôi cho rằng phải gộp lại một vài chủ đề và làm nổi bật hơn các câu hỏi và đáp. Dù sao, đây cũng là một cuộc nói chuyện, nên nếu có một số câu lặp đi lặp lại thì cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Tôi đã giữ lại những câu đó với mục đích không làm cuốn sách mất đi một chút lộn xộn sinh động trong việc phác họa một con đường khúc khuỷu, lúc đầu thì dễ, song dần dà sẽ mở rộng ra mọi hướng.
Cả hai chúng tôi đều không muốn phát hành một cuốn sách giáo lý. Ngược lại, chúng tôi đều cố gắng để có một cuộc đối thoại thực sự, luôn luôn cởi mở và bất ngờ, một cuộc đối thoại đưa chúng tôi vào những vùng lãnh địa thường ít người lui tới. Tôi cũng cố gắng để mình không rơi vào trạng thái sùng tín làm tê liệt suy nghĩ, hay trạng thái thiếu tôn trọng một cách không cần thiết. Nếu như các bạn thấy trong cuộc đối thoại này, có những lúc tôi thường là người hay nói và nói nhiều thì đó cũng là bởi Ngài mong muốn như vậy.
Ngài hỏi tôi và điều quý hóa hơn là Ngài lắng nghe tôi.
Đối với một vài hiện tượng của xã hội con người ngày nay đang làm chúng ta chao đảo như trước đây, và đôi khi còn trầm trọng hơn trước thì theo tôi, điều thiết yếu là lắng nghe một tiếng nói giản dị mà mỗi thời khắc đều dựa trên một bề dày hơn 20 thế kỷ suy ngẫm và kinh nghiệm.”
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…