TIKI | Mua ngay | 168.000đ |
---|---|---|
SHOPEE | Xem giá |
211.000đ
168.000đ
Bộ 3 cuốn sách nên đọc về đạo Bụt: Bụt Là Hình Hài Bụt Là Tâm Thức – Cõi Bụt Bao Dung – Áo Vách Núi Bụt Là Hình Hài…
Công ty phát hành | Thái Hà |
Tác giả | Nhiều Tác Giả |
Ngày xuất bản | 09-2017 |
Kích thước | 15,5 x 24 cm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Hà Nội |
Loại bìa | Bìa mềm |
SKU | 8891390298281 |
Ngay những trang đầu, nội dung của cuốn sách đã được trình bày một cách súc tích, đầy đủ qua một hình ảnh rất đẹp: Hình ảnh của người anh lớn đến kịp lúc để giúp người em giải quyết một vấn đề nan giải trên máy vi tính. Người anh nói: “Em ngồi qua một bên, anh làm cho.” Người em tức thì cảm thấy vững lòng dù chưa biết vấn đề có được giải quyết ổn thỏa hay không. Người anh lớn đó chính là Đức Bụt trong lòng mỗi chúng ta, là sự hiểu biết sáng suốt của chúng ta. Thầy Thích Nhất Hạnh cũng chính là người anh lớn đó, lúc nào cũng gần gũi, thân thiết và kiên nhẫn. Mỗi trang sách là một lời nhắn nhủ, ta như đang nghe giọng nói nhẹ nhàng, dí dỏm của Thầy: “Các bạn cứ nhìn lại xem, tình thương và tuệ giác của Bụt ở ngay trong lòng của bạn.”
“Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” là một cuốn sách nhỏ, đầy chất thi ca, đầy hình ảnh của Phật giáo cổ truyền được diễn bày bằng ngôn ngữ tâm linh của người Tây phương, điều đó để giúp ta hiểu rằng tất cả mọi vấn đề của thế gian đều mang một ý nghĩa chung: Đó là ý nghĩa tương tức mà Bụt đã dạy, không có gì mà không liên hệ mật thiết với nhau, không có gì là tách biệt nhau. Cho nên đọc cuốn sách này, ta phải đọc cho tất cả mọi người, để tất cả cùng nhau đóng góp xây dựng hạnh phúc cho mỗi người anh em của mình trên Trái đất này.
“Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức” (Buddha Body, Buddha Mind) do nhà Parallax ấn hành. Đó là nhà xuất bản mà Thầy Thích Nhất Hạnh và Arnold Kotler lập ra từ năm 1987, bây giờ đã trở thành một cơ quan xuất bản không vụ lợi của Cộng đồng sinh hoạt chánh niệm có nhiệm vụ quảng bá sách của Thầy và các tác giả khác viết về chủ đề Đạo Phật đi vào cuộc đời. Quyển sách này là một tác phẩm về Phật giáo Tâm lý học mới thuộc loại xuất sắc nhất. Và chúng ta không ngạc nhiên khi sách bắt đầu bằng pháp môn thực tập thiền đi. “Thực tập thiền đi chậm một mình, quý vị hãy thử phương pháp này: thở vào và bước một bước, chú tâm hoàn toàn vào gan bàn chân. Nếu quý vị chưa ‘về,’ chưa ‘tới’ được một trăm phần trăm thì đừng bước thêm bước nào nữa cả. Cứ đợi cho quý vị về tới giây phút hiện tại được một trăm phần trăm rồi thì mới bước đi bước kế tiếp. Quý vị có thể ‘xài lớn’ thì giờ như vậy. Và khi quý vị thấy mình đã về đã tới được một trăm phần trăm rồi thì hãy mỉm cười và bước thêm một bước khác.
Bước đi như vậy, quý vị in xuống đất sự vững chãi và thảnh thơi của quý vị.” Bụt là hình hài, Bụt là tâm thức là một cuốn sách tiếp nối công trình, phát huy giáo lý Duy Biểu của Thầy Nhất Hạnh, lấy cảm hứng từ kinh Lăng Già và các bộ luận của tổ Thế Thân, sống vào thế kỷ V.
Trong nền văn chương đương đại, chúng ta sẽ rất khó khăn để tìm ra những trang văn mang tính chân thực của tâm hồn người. Phần nhiều chỉ là những dòng chữ mang tính ảnh tượng hay tính tương đối tượng trưng liên quan đến đời sống hữu ngã của thế giới vật chất mà con người ta đang gắn liền vào. Tôi đã từng ngồi hàng giờ trong những thư viện rộng lớn của các trường đại học nguy nga từ Đông sang Tây để mong tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc còn vướng víu trong chiều sâu cõi lòng mình. Cách đây không lâu, chính Hồng Bối đã ký tặng tôi tập thơ Mộng giữa hoa vàng mộng ban mai. Thơ của anh rất hay. Và chính những bài thơ đó đã giúp tôi hiểu về tác giả được nhiều hơn.
Và hôm nay, Hồng Bối đã dẫn tôi đi lạc vào Cõi Bụt bao dung, mà chính hình hài và tâm hồn anh là nhân vật chính trong toàn cõi tác phẩm này. Đó là một quá trình, một chặng đường dài mà anh đã tự mình kinh qua, khám phá và chứng nghiệm. Sống trong hoàn cảnh hiện tại, chúng ta đang tận hưởng những tiện nghi vật chất tối ưu. Bằng những phương tiện này ta có thể dễ dàng kết nối với toàn thế giới trong nháy mắt. Ấy vậy mà, để khám phá thế giới bên trong chúng ta, ắt hẳn ta phải dựa vào một nền văn minh khác biệt và đặc thù hơn. Nền văn minh này được tuôn chảy liên tục từ xa xưa cho đến ngày nay mà ta đang may mắn được nhận lấy. Đó là nền văn minh sông Hằng hay còn gọi là nền văn minh nội hướng, nơi có một nếp sống hướng vào bên trong mình, để hiểu mình, để tìm ra chân tướng thật sự của mình. Đọc từng trang văn của Hồng Bối, ta sẽ từ từ đón nhận những dòng chảy của tâm tư đang hiện hữu bên trong mỗi chúng ta. Chữ tâm (citta) ở đây có nghĩa rất rộng, nó bao gồm cả lý trí (mind) lẫn con tim (heart). Trong nhà thiền ta thường thấy có một biểu tượng vòng tròn, ấy là trạng thái tuyệt đối tròn đầy của tâm (tâm viên mãn). Trong Phật giáo, trí tuệ phải được phát triển cùng với từ bi, như sự cân bằng của đôi cánh chim đang tung bay tự do trên bầu trời. Trí tuệ thật sự không phải chỉ tin vào những lời dạy suông, mà phải chứng nghiệm để thông hiểu chân lý và thực tế. Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của thiện cảm, chăm lo, trắc ẩn và ưu tư. Ai nói đạo Phật chỉ biết suy luận bằng trí tuệ siêu việt mà không chú trọng đến tiếng nói của trái tim? Tôi chắc rằng, bạn sẽ đón nhận những lời tự sự trong tác phẩm này bằng chính con tim trinh nguyên của bạn. Tác phẩm đã làm tôi nhớ tới hình ảnh thái tử Siddartha Gautama luôn tìm cho mình một góc thật yên, ngồi xuống trầm lắng suy tư. Những lúc rãnh rỗi, Người thường ngồi một mình, tay cầm sáo trúc, ngắm nhìn từng vì sao rơi. Các vì tinh tú đang biểu hiện khắp nơi trong vũ trụ như những người bạn thâm tình luôn sát cánh bên Người. Thái tử nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninh trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc được bền lâu, vì thế Người quyết ra đi và chọn cho mình đời sống cô độc. Và cố nhiên, sự ra đi này đã làm nền tảng vững chãi cho sự giải thoát mọi ràng buộc, vướng víu đang chiếm hữu và thống trị tâm hồn mỗi người. Xuyên suốt Cõi Bụt bao dung, tác giả nhắc nhở chúng ta nên để tâm hơn về thời gian và cuộc đời. Thế giới hiện tượng ngoài kia có quá nhiều tàn nhẫn, đau đớn, dối lừa, người và người không tin tưởng nhau, hoang mang, khổ đau. Tất cả sự bất ổn này, được xuất phát từ những trạng tâm bất an, mà chính chúng ta phải chịu nhận lấy. Vì vậy, chúng ta cần thực tập sự xa lìa và buông bỏ những nỗi bất an kia bằng cách tự mình tìm đường trở về, dìu tâm ý ta về với trạng thái tự nhiên nhất. Hồng Bối viết: “Con đã về đây, con không còn muốn đi phiêu lãng, con không còn muốn tự mình buộc vào thế giới tranh chấp và hận thù”.
Ngay lúc này đây, anh đang muốn mời chúng ta cùng ngồi lại, ngắm nhìn cội tùng trên núi Cửu Lũng. Anh mời ta cùng anh uống trà, tận hưởng không khí tươi mới của buổi sớm trên Am Mây Ngủ… Và đặc biệt hơn, anh mời chúng ta cùng đi ngang qua cây cầu lịch sử mà Bụt và chư tổ sư đã một lần bước tới. Tôi rất ưa thích câu nói này của người Ấn Độ: “Người cho ta thức ăn đều là thần linh. Và người có lòng từ bi đều rất vĩ đại”. Những dòng văn của Hồng Bối đã đến với tôi như thế. Với cách tự sự nhẹ nhàng, trong trẻo, anh đã hiến tặng cho cuộc đời này những hoa trái của hiểu biết và thương yêu. Trong cõi riêng mang tên bao dung của tác giả đã phần nào giúp cho chúng ta hiểu về mình sâu hơn và thương cuộc đời này nhiều hơn. Lời chia sẻ của tác giả Khiết Phong viết tại Vancouver năm 2017.
Sư cô Đẳng Nghiêm đã tốt nghiệp Y khoa tại University of California San Francisco trước khi trở thành một tu sĩ Phật giáo. Là một trong những đệ tử trẻ của Thiền sư Nhất Hạnh, hiện là Giáo thọ trong Tăng đoàn Làng Mai.
Sư cô Đẳng Nghiêm thường xuyên tham gia tổ chức các khóa tu và giảng dạy giáo lý đạo Bụt tại các nước u, Mỹ và Á châu. Những năm gần đây, sư cô còn tham dự tổ chức các khóa tu Wake Up theo truyền thống Làng Mai, đem sự thực tập chánh niệm vào sinh hoạt giới trẻ, giúp họ biết sống có ý thức trong hiện tại vì một tương lai có ý nghĩa.
Với số đông Phật tử, đạo Bụt thường được hiểu như là một niềm tin tôn giáo để cầu nguyện mà ít khi được hiểu như là một con đường đạo đức tâm linh; và vì thế đạo Bụt bị khô cằn, thiếu sức sống, không còn thích hợp với tuổi trẻ.
Trong thông điệp Phật giáo năm 2013, Thiền sư Nhất Hạnh đã nhắn gởi: Chúng ta phải nỗ lực làm mới đạo Bụt để đạo Bụt có thể tiếp tục đóng vai trò của đạo trong việc đem lại an bình cho bản thân, gia đình, đất nước và xã hội.
Áo vách núi là một tuyển tập gồm những bài viết, qua đó sư cô Đẳng Nghiêm trình bày giáo lý đạo Bụt bằng một bút pháp trong sáng với những trải nghiệm khổ đau và chuyển hóa của chính mình. Người đọc cảm nhận sự vững chãi và niềm hạnh phúc đích thực tác giả đạt được sau những năm tháng sống trong nếp sống bình dị, thiểu dục và thanh bình chốn cửa thiền chan chứa tình thương và hiểu biết.
Tác phẩm này chắc chắn sẽ mang lại niềm vui và sự thanh thản cho quý Phật tử có duyên đón nhận và sử dụng làm tài liệu tu tập. Tôi trân quý mỹ ý của tác giả cho tôi vinh hạnh được góp lời giới thiệu tác phẩm này đến quý bạn đọc khắp nơi.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Đánh giá sách Bộ 3 cuốn sách nên đọc về đạo Bụt: Bụt Là Hình Hài Bụt Là Tâm Thức – Cõi Bụt Bao Dung – Á, dowload sách Bộ 3 cuốn sách nên đọc về đạo Bụt: Bụt Là Hình Hài Bụt Là Tâm Thức – Cõi Bụt Bao Dung – Á, Đọc sách Bộ 3 cuốn sách nên đọc về đạo Bụt: Bụt Là Hình Hài Bụt Là Tâm Thức – Cõi Bụt Bao Dung – Á online, Download Ebook Bộ 3 cuốn sách nên đọc về đạo Bụt: Bụt Là Hình Hài Bụt Là Tâm Thức – Cõi Bụt Bao Dung – Á free, Bộ 3 cuốn sách nên đọc về đạo Bụt: Bụt Là Hình Hài Bụt Là Tâm Thức – Cõi Bụt Bao Dung – Á pdf doc prc, Xem sách Bộ 3 cuốn sách nên đọc về đạo Bụt: Bụt Là Hình Hài Bụt Là Tâm Thức – Cõi Bụt Bao Dung – Á online,Tải sách Bộ 3 cuốn sách nên đọc về đạo Bụt: Bụt Là Hình Hài Bụt Là Tâm Thức – Cõi Bụt Bao Dung – Á, review sách Bộ 3 cuốn sách nên đọc về đạo Bụt: Bụt Là Hình Hài Bụt Là Tâm Thức – Cõi Bụt Bao Dung – Á