Làm cách nào để bày tỏ sự quan tâm của mình đến những người xung quanh mà không ràng buộc họ?
Làm sao để có thể phân biệt thị phi không gây tổn thương cho họ?
Làm thế nào để điều chỉnh lý tính và cảm tính?
Làm thế nào để biến chiến tranh thành hòa bình?
Phương pháp nhận biết người tài, cách dùng người tài và giữ chân người tài?
Trời đất mênh mông, ta biết tìm tri kỷ nơi đâu?
Là một thành viên trong một đoàn thể lớn, Vậy trách nhiệm của lãnh đạo là gì?
Làm sao gỡ bỏ sự chi phối của tâm lý và làm thế nào để chia sẻ thành công cùng nhân viên?
Là một nhà lãnh đạo, tâm lý quan trọng nhất là phải có trách nhiệm chứ không phải quyền uy mà mình có được. Tư cách của nhà lãnh đạo đại diện cho toàn thể công nhân viên, là biểu tượng cho sự tín nhiệm, danh dự và vinh quang vẻ vang của cả công ty.
Là một ông chủ, một nhà quản lý, bạn cần loại bỏ bớt sự kì kèo thắng thua được mất, trong lòng phải luôn hướng tới sự thành tâm, lòng tín nghĩa và danh dự. Ngoài việc đối đãi rộng lượng với nhân viên, bạn cần phải giữ chữ tín với khách hàng, tuyệt đối không được thờ ơ lạnh nhạt với họ. Thao tác phục vụ tận tình cùng với tín nghĩa và danh dự của công ty là chiếc chìa khóa giúp bạn đạt được thành công vẻ vang. …
Bộ sách là tập hợp những lời giảng của bậc chân sư về những thứ rất gần gũi với chúng ta như cách sử dụng người tài, luân lý làm việc nơi công sở, cách sống trong thế giới mới… Cuốn sách này dành cho mọi người, từ nhân viên công sở đến lãnh đạo, từ người trẻ đến người già, những ai vẫn còn đang tìm lối đi cho riêng mình.
Trích đoạn hay: …
Những người có trí tuệ mời giải quyết được khó khăn của bản thân mình và người khác, nếu không, anh ta sẽ có một cuộc sống vô vị không ý nghĩa, không những đem lại đau khổ cho bản thân mà còn gây ra nhiều phiền nhiễu cho những người xung quanh. Có người khi sinh ra vốn rất thông minh, nhưng không có nghĩa là có trí tuệ sáng suốt. Trên thực tế, người thông minh có thể là người có rất nhiều phiền não; nếu thông minh mà có ít điều phiền não hoặc thậm chí là không có phiền não thì đó mới được gọi là trí tuệ thanh tịnh.
Trí tuệ có thể bồi dưỡng dần được, còn trí tuệ trong Phật giáo lại được sinh ra từ lòng từ bi, lòng từ bi càng lớn thì trí tuệ càng cao, phiền não theo đó mà cũng càng ít đi. Cái gọi là “từ bi” chỉ việc nghĩ cho người khác, thường giúp người khác giải quyết khó khăn, đổi lại là những việc làm phiền bản thân mình cũng ngày càng ít đi, và càng có “trí tuệ” hơn.
Vậy ta dùng lòng từ bi giúp đỡ mọi người như thế nào đây? Điều quan trọng là phải thực hiện thông qua quan niệm và phương pháp, vật chất chỉ có thể giải quyết một phần nhỏ của vấn đề mà thôi. Nhất thiết phải giúp đỡ họ giải quyết lo lắng từ trong tâm, từ quan niệm và có phương pháp thích hợp, như vậy mới là điều gốc dễ căn bản và bền lâu được.
Do đó mà từ bi và trí tuệ được coi là hai mặt của một hợp thể, không thể tách rời nhau, chỉ khác nhau về công năng và sự thể hiện mà thôi. Người có trí tuệ, thường có thế giới nội tâm bình tĩnh, minh bạch, rõ ràng, không bị bất cứ yếu tố hoàn cảnh bên ngoài nào quấy nhiễu, đồng thời lại vừa có thể quan tâm chăm sóc người xung quanh, trở thành bằng hữu tri âm, tri tâm, hiểu thấu thế giới nộ tâm của chúng sinh, đây cũng chính là biểu hiện của lòng từ bi.
Từng có một cặp vợ chồng bác sỹ đến thăm tôi; người vợ hết lòng ca ngợi, thông cảm người chồng, còn người chồng cũng rất yêu thương, chăm sóc cô. Chính sự quan tâm thông cảm, cùng tán thưởng ca ngợi nhau khiến họ trở thành những người bạn tri âm, tri tâm, tri kỷ thực sự, cùng hiểu rõ thế giới nội tâm của đối phương. Trên thế giới này, rất nhiều người quan niệm tình yêu là sự chiếm hữu, là sự chinh phục, hy vọng đối phương thông cảm cho mình và coi họ thuộc quyền sở hữu của mình. Họ không hề muốn thâm nhập vào thế giới nội tâm của đối phương, nhưng lại ép buộc người khác phải chấp nhận cách suy nghĩ của mình, đó không phải là trí tuệ, không phải là từ bi….
Thông tin tác giả: Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930-2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phiên dịch kinh Phậ Bằng những nỗ lực không mệt mỏi nhằm đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong bốn vị hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại. Pháp sư Thánh Nghiêm là một nhà tư tưởng, một tác gia, một vị Thiền sư nổi tiếng thế giới, được tạp chí “Thiên Hạ” của Đài Loan đánh giá là một trong 50 nhân sỹ nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử 400 năm qua. Tác phẩm của ngài phong phú, đa dạng về chủng loại bằng các thứ tiếng như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Nhật; và nhận được nhiều giải thưởng như giải thưởng văn nghệ Trung Sơn, giải Học thuật Trung Sơn, và nhiều giải thưởng do các giới trong xã hội phong tặng.
Sách đã in:
-Bộ Phật Pháp
Ứng dụng :
Tu trong công việc,
Tìm lại chính mình,
Buông xả phiền não,
An lạc từ tâm,
Giao tiếp bằng trái tim,
Vô ngã vô ư –
Tình thế gian, bình an trong nhân gian…
Pháp sư Thánh Nghiêm là một trong những tăng sĩ có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ tại Đài Loan hiện nay, Ngài từng nhập thất sáu năm, đi du học tại Nhật Bản và tham gia rất nhiều vào hoạt động giáo dục tăng ni sinh, nghiên cứu và phiên dịch kinh điển Phật học. Ngài cũng là người tổ chức các khóa tu thiền, thành lập các quỹ từ thiệ các đạo tràng trực thuộc có mặt khắp Châu Á, Châu Mỹ, Châu Úc. Những năm cuối đời Ngài dốc hết tâm huyết của mình vào việc hoằng pháp. Một trong những quan tâm hàng đầu của Pháp sư là làm thế nào để Phật giáo đi vào lòng cuộc sống của mỗi người dân bình thường, chứ không phải chỉ riêng những người xuất gia.
Tiết mục “Đại Pháp Cổ” trên truyền hình Đài Loan rất được khán giả đón nhận bởi nội dung thiết thực cho đời sống hàng ngày. Bộ sách bạn đang cầm trên tay là nội dung đã được chỉnh lý, hoàn thiện từ những tiết mục đó với mong muốn đưa ra những phương pháp giải quyết các vấn đề khó khăn trong môi trường công sở theo trí tuệ Phật giáo. Đọc Tu trong công việc bạn sẽ thấy Pháp sư tuy là một người xuất gia nhưng những lời khuyên của Ngài không hề nặng nề, giáo điều mà rất thực tế và dễ áp dụng. Cuốn sách đặc biệt hữu dụng cho những người trẻ tuổi đang làm việc trong môi trường công sở, nhà máy.
Nằm trong bộ ba cuốn sách của Pháp sư Thánh Nghiêm, Giao tiếp bằng trái tim đúc kết lại nội dung của các buổi thuyết giảng có tên “Đại Pháp Cổ” trong chương trình truyền hình định kì của Pháp sư Thánh Nghiêm tại Đài Loan. Giao tiếp bằng trái tim sẽ giúp độc giả luôn biết cách dùng thiện ý ấm áp tình người để quan tâm, đối thoại với người khác nhằm cùng xây dựng một mối quan hệ hài hòa, vui vẻ.
Với lời lẽ mộc mạc chân thành, dễ hiểu, pháp sư khuyên chúng ta làm bất kì việc gì, tiếp xúc với bất kì đối tượng nào cũng với lòng thành thật đi ra từ trái tim, có thái độ bao dung, trọng chữ tín để kết giao với mọi người, lấp đầy hố sâu ngăn cách. Pháp sư nói “chỉ cần chúng ta có thái độ chân thành, thân thiện, đối đãi với mọi người bằng tình người đích thực, xem mọi người đều là người tốt thì chúng ta sẽ xây dựng thành công mối quan hệ giữa người với người.” Pháp sư cũng chỉ dẫn những cách vận dụng trí tuệ Phật giáo vào đời sống thực tế nhằm mang lại lợi ích cho chúng sinh. Và đó cũng là điểm nổi bật mà chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều trong các tác phẩm của Pháp sư Thánh Nghiêm.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…