Bộ 2 cuốn sách về bình yên trong gia đình: Có Một Ngôi Nhà Để Trở Về – Dọn Nhà Dọn Cửa Gộ

Bộ 2 cuốn sách về bình yên trong gia đình: Có Một Ngôi Nhà Để Trở Về – Dọn Nhà Dọn Cửa Gột Rửa Trái Tim – Tìm Bình Yên Trong Gia Đình
  • Có Một Ngôi Nhà Để Trở Về

Mỗi ngày trôi qua, dù không cần cố gắng nhớ lại, bạn vẫn có thể biết mình đã có những cảm xúc gì, vui, buồn, khó chịu hay tức giận ra sao. Chúng luôn sống ở trong ta, có thể thế chỗ cho nhau lúc này, lúc kia và chi phối tính cách, cảm xúc của mỗi người. Nếu đó là một cảm giác mạnh hoặc ấn tượng, nó sẽ theo bạn suốt cả đời và để lại một vết khắc nào đó trong đời sống tình cảm của chúng ta. Dù ta có thể quên trong một thời gian dài nhưng chúng vẫn có thể trở lại mà không hẹn trước. Cuộc đời con người, vì thế, là chuỗi ngày ‘rong chơi’ của các cảm xúc và cảm giác. Những cảm xúc này ẩn nấp dưới tên gọi của tình yêu, hạnh phúc, đam mê, khát vọng, trách nhiệm… Nếu chúng ta làm được, thực hiện được thì không sao, nhưng nếu ngược lại thì nó khiến ta rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực. Mà thật buồn thay, phần lớn đời người lại sống trong những cảm xúc này. Người ta thường tìm đến những hoạt động thể chất, những trò giải trí cho tinh thần. Tưởng như càng làm thì càng xua tan được những cảm xúc tiêu cực này vậy. Tuy nhiên, những điều ấy chỉ giải quyết một phần nào đó, và, ở bên ngoài. Còn bên trong, ‘vấn đề’ vẫn nằm đó. Điều chúng ta thực sự cần, chính là một hành trình tâm linh. “Có một ngôi nhà để trở về” là những mảng màu trong sáng nhưng cũng đầy dữ dội và tương phản trên bức tranh tâm của một con người cũng chất chứa nhiều nỗi niềm như bất kỳ người nào khác. Ở đó, chúng ta có thể thấy cuộc đấu tranh nội tâm không ngừng nghỉ trước những niềm vui ngắn ngủi, những mơ ước nhỏ nhoi, những hạnh phúc bình dị nhưng mong manh dễ vỡ cùng hoài nghi về tình yêu, hạnh phúc và một trăn trở tìm về sự bình yên trong tâm hồn. Đối mặt với những xúc cảm ấy, tác giả nhìn nhận những thứ bấy lâu chi phối bên trong mình một cách rõ ràng và cũng vị tha hơn. Đó là cách mà tác giả đã thực hiện hành trình tâm linh của mình. Hành trình tâm linh ấy chính là sự trở về với tâm mình, ‘ngôi nhà’ cho mọi thứ trong ta nương tựa. Mà ‘ngôi nhà’ ấy, chúng ta ai cũng có, để trở về.

  • Dọn Nhà Dọn Cửa Gột Rửa Trái Tim

Tác giả Shoukei Matsumoto là một nhà sư, tu hành tại ngôi chùa mang tên Komyo (Quang Minh) nằm tại thị trấn Kamiya, Tokyo, Nhật Bản.

Năm 2003, thầy gõ cánh cửa chùa Komyo, trở thành nhà sư thuộc phái Bản nguyên tự (Hongan-ji) của Tịnh độ chân tông. Một ngày của nhà sư bắt đầu từ việc dọn dẹp. Dọn dẹp sạch sẽ bên trong ngôi chùa và sân vườn, lau cẩn thận gian giữa của ngôi chùa, khiến nó trở nên sáng bóng. Việc dọn dẹp đó không phải vì đã bẩn, cũng chẳng phải vì bừa bộn. Nó được tiến hành để loại bỏ những đám mây mù ẩn sâu trong trái tim, trong tâm hồn mỗi con người chúng ta. Khi vào thăm ngôi chùa, bạn sẽ cảm nhận được một khoảng không gian thanh bình và êm đềm đến lạ, một khung cảnh khiến trái tim bạn trở nên đủ đầy. Trong sân vườn được dọn dẹp sạch sẽ, không có lấy một chiếc lá rơi, cũng chẳng hề thấy một cọng rác nhỏ. Nếu bạn ngồi ở gian giữa của ngôi chùa, tự nhiên cơ vai sẽ được thả lỏng, kéo giãn, tâm hồn như được tươi mới trở lại.

Để thanh tẩy những dục vọng ngoài thế giới trần tục, phải loại bỏ những bụi bẩn tồn tại trong tâm hồn. Để giũ bỏ những tham lam, phải lau đi những vết bẩn đã bám víu bấy lâu. Khoảng thời gian dọn dẹp thật cẩn thận và lưu tâm tới từng ngóc ngách như thế thực sự là một công việc khiến trái tim con người trở nên trọn vẹn.

Một lối sống đơn giản, trải qua quãng thời gian tìm thấy cái tôi chính trực. Từng giây, từng phút, từng khoảnh khắc, sống với một trái tim hòa nhã và từ tốn. Việc đó có lẽ không chỉ cần thiết đối với nhà sư như thầy, mà đó còn là thái độ không thể thiếu với tất cả mọi người, những người đang tất bật ngược xuôi ở thế giới hiện tại.

Cuộc đời là một chuỗi những ngày tu hành. Từng việc, từng việc mà chúng ta làm sẽ tạo ra trái tim, tạo ra tâm hồn của chúng ta. Nếu tồn tại với cách sống thô tục, tâm hồn sẽ vẩn đục. Nếu tồn tại với cách sống hòa nhã và từ tốn, dụng tâm với mọi sự trên đời này, từng chút một, trái tim bạn sẽ trở nên trong sáng và thanh khiết.

Khi mang một trái tim thanh thuần, thế giới mà bạn nhìn thấy sẽ tỏa sáng lấp lánh.

Một khi thế giới tỏa ra ánh sáng rạng rỡ, con người cũng trở nên hiền hòa hơn trước.

Phái Thiền vốn luôn nổi tiếng mỗi khi nhắc đến công việc dọn dẹp của nhà sư. Trong Phật giáo Nhật Bản, việc dọn dẹp rất được coi trọng, đó là một hành động “thanh tẩy tâm hồn.”

Thông qua cuốn sách này, thầy Shoukei Matsumoto muốn truyền tải tới bạn đọc hình ảnh tu hành của các nhà sư, cũng như giới thiệu nghi thức dọn dẹp hằng ngày được thực hiện tại ngôi chùa. Về nghi thức của phái Thiền, thầy tổng hợp lại dựa trên cuộc nói chuyện với thiền sư Yoshimura Shoyo, một vị hòa thượng của phái Tào Động, hiện đang hoạt động rất năng nổ với tư cách là thiền sư chế biến món ăn chay, cùng với tăng sĩ Seigaku – người hiện đang sinh sống tại Berlin, Đức và truyền bá phái Thiền (ZEN) của Nhật Bản ra khắp thế giới.

Thầy mong rằng trong thời gian rảnh rỗi, mọi người cũng có thể cùng thử nghiệm nghi thức dọn dẹp được các nhà sư thực hiện trong chùa một cách vui vẻ tại ngôi nhà của mình.

Không có gì là khó cả. Nếu như bạn có thể tự nhủ với lòng mình rằng: “Mình muốn vừa ở nhà vừa bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn,” vậy thì chẳng phải việc nhà – công việc thực hiện mỗi ngày sẽ trở thành “công việc bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn” hay sao? Và không chỉ bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn của bản thân, dọn dẹp cũng chính là bồi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn của những người xung quanh bạn.

“Nếu như việc dọn dẹp hằng ngày có thể trở thành cơ hội để bạn tìm thấy được bản ngã, với tôi, không còn gì hạnh phúc hơn thế”.

  • Tìm Bình Yên Trong Gia Đình

“Tìm bình yên trong gia đình” cuốn sách của Sư ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh là tập hợp nhiều câu hỏi vấn đáp của quý Phật tử, mọi người ở khắp nơi gửi về cho Sư ông để giải đáp những vấn đề xoay quanh các mối quan hệ trong gia đình, giữa vợ với chồng, cha mẹ với con cái và cả cách vượt qua nỗi đau khi mất đi người thân…

“Quay về nương tựa

Hải đảo tự thân

Chánh niệm là Bụt

Soi sáng xa gần,

Hơi thở là pháp

Bảo hộ thân tâm

Năm uẩn là tăng

Phối hợp tinh cần

Thở vào, thở ra

Là hoa tươi mát

Là núi vững vàng

Nước tĩnh lặng chiếu

Không gian thênh thang”

Cuộc đời là một chuỗi tương quan tương duyên. Không có một hiện hữu nào tự nó có được. Một bông hoa, không thể tự nó mà hình thành. Hoa phải nhờ những yếu tố khác như đất, nước, hạt giống, phân bón, người làm vườ mới hình thành. Mình cũng vậy, cũng do nhiều yếu tố kết hợp, như cha mẹ, thức ăn, nước uống, môi trường, xã hộ Hạnh phúc và khổ đau cũng như thế, cũng do nhiều yếu tố tạo thành. Những yếu tố tương quan tương duyên đó dân gian gọi nôm na là duyên nợ, những gì đem lại hạnh phúc cho mình thì gọi là duyên, những gì đem lại khổ đau thì gọi là nợ. Đạo Bụt gọi đó là tương quan tương duyên hay tương tức. Cũng cùng một người nhưng khi thương thì gọi là mình có duyên với người đó. Rồi cũng người ấy, cũng tình thương ấy nhưng vì mình không biết trân quý và tưới tẩm để cho tình thương lớn lên để rồi khổ đau, thì lại gọi là mình có nợ với người ấy. Như thế thì vô lý và mâu thuẫn quá phải không?

Mình đâu chọn nhầm người, mình đâu cưới người mình ghét, mình cưới người mình thương mà. Chỉ do mình không biết nuôi dưỡng thôi. Nếu nhìn sâu vào những khổ đau và hạnh phúc của mình, mình sẽ thấy được nguyên nhân và gốc rễ sâu xa của nó. Khi thấy được nguyên nhân và gốc rễ rồi, mình sẽ làm mới trở lại để nuôi lấy hạnh phúc của mình, không còn đổ lỗi cho duyên nợ nữa. Nếu nhìn sâu thêm một tí mình có thể thấy được rằng khuynh hướng đổ lỗi cũng là một tập khí của mình. Trong mối quan hệ giữa mình với người kia, có lúc mình giận hờn, khổ đau, mình cứ nghĩ là người kia có lỗi với mình, người kia đã gây nên những nỗi khổ đau cho mình nên mình không chấp nhận được người kia và làm cho sự truyền thông trở nên bế tắc. Khổ đau từ đó mà leo thang. Mình không nhìn lại để thấy rằng có thể mình đã đóng góp một phần nào đó trong nỗi khổ và cơn giận của người kia, nên người kia đã hành xử và nói năng như vậy. Có thể mình không đủ cảm thông, có thể mình không đủ niềm vui và hạnh phúc để hiến tặng cho người kia, có thể mình không tưới tẩm những hạt giống tốt trong người kia, mà chỉ có than phiền và trách móc. Hoặc trong mình còn có những nóng nảy, dễ bực bội cáu gắt, không dễ dàng tha thứ bỏ qua những lỗi lầm của người khác. Mình đã không nói những lời nói nhẹ nhàng ái ngữ, không hành xử khéo léo Khổ đau hay hạnh phúc đều mang tính hữu cơ, nghĩa là có thể chuyển đổi được. Hạnh phúc nếu không khéo gìn giữ thì một ngày nào đó sẽ mất, sẽ trở thành khó khăn và khổ đau. Nếu khổ đau mà biết tu tập chuyển hóa thì sẽ thương yêu nhau hơn, từ đó sẽ hạnh phúc hơn. Cho nên khổ đau hay hạnh phúc là do mình, do mình quyết định. Mình có đổ lỗi cho người kia, cho hoàn cảnh, môi trường, con cá thì đó cũng là tập khí của mình. Sự thực tập là luôn luôn trở về để nhìn lại chính mình. Có thể mình không trân quý đủ người thương của mình, mình không trân quý đủ những gì mình đang có. Những gì mình không có hoặc chưa có thì mình ruổi rong tìm kiếm, khi có rồi thì mình lại không biết trân quý, đợi đến khi tuột khỏi tầm tay mới thấy tiếc nuối và ân hận.

Nếu mình không thay đổi những tập khí của mình thì cho dù có cưới bao nhiêu người đi nữa mình cũng khổ đau. Vì vậy, cùng với sự thực tập, mình luôn luôn trở về với giây phút hiện tại, nhận diện và trân quý những gì mình đang có để nuôi lớn hạnh phúc, và đồng thời chuyển hóa những tập khí trong mình.

* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago