TIKI | Mua ngay | 131.000đ |
---|---|---|
SHOPEE | Xem giá |
164.000đ
131.000đ
Bộ 2 cuốn sách rèn luyện bản thân để hạnh phúc: Thói Quen Xấu Ơi Chào Mi – Để Đời Xanh Mát Hãy Vun Đắp Chiếc Bát Ngôn…
Công ty phát hành | Thái Hà |
Tác giả | Koike Ryunosuke, Kim Yun Na |
Ngày xuất bản | 06-2019 |
Kích thước | 13x20,5 cm |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Công Thương |
Loại bìa | Bìa mềm |
SKU | 3168314142674 |
Một người trông bề ngoài có vẻ hạnh phúc đến đâu đi chăng nữa thì trong sâu thẳm con người ấy ít hay nhiều vẫn có những “thói xấu” mà người khác không nhìn thấy. Đó là sự do dự không quyết đoán, sự so đo tính toán, cảm giác khó chịu khi so bì với người khác, cảm giác lo lắng sợ người khác nói xấu, hay sự kiêu căng ngạo mạn (sợ người khác không đánh giá cao mình) …
Khi bị chi phối bởi những “thói xấu” = “tính xấu” ấy tâm trạng, cách nói chuyện, cử chỉ của chúng ta không có sự thoải mái và dễ trở nên bức bối, khó chịu mà chúng ta không hề hay biết.
Xuất phát từ những suy nghĩ trên, tác giả Koike Ryunosuke đã đưa ra rất nhiều “thói xấu” trong cuốn sách Thói quen xấu ơi, Chào mi. Những “thói xấu” đó không chỉ đơn thuần khiến chính bản thân chúng ta khó chịu mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả người khác.
Nếu ta cứ để mặc cho những “thói xấu” đó tự do phát triển thì không chỉ bản thân chúng ta khổ sở đánh mất sức hấp dẫn của bản thân mà còn khiến cho tình cảm giữa con người và con người xa cách hơn.
Nói cách khác, nếu chúng ta rèn luyện để “tạm biệt” được những “thói xấu” = “tính xấu để sống thoải mái hơn thì không chỉ bản thân chúng ta cảm thấy vui sướng mà sức ảnh hưởng của nó lan tỏa ra cả những người xung quanh. Chỉ với điều đơn giản như vậy thôi chúng ta sẽ trở thành người có sức hấp dẫn hơn.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: “Con người với những thói xấu” => “Con người tuyệt vời”
Chương 2: “Tự đề cao mình” => “Nắm lấy trái tim người khác”
Chương 3: “Qúa ý thức về bản thân” => “Tạo sự tự tin”
Chương 4: “Đố kị” => “Tạo ra sự thanh thản”
Chương 5: “Đầy bất mãn” => “Tỏa hương thơm”
Chương 6: “Keo kiệt” => “Trái tim phong phú”
“Sao họ có thể nói những lời như vậy?”
Khi gặp phải một cấp trên thường xuyên quát mắng vô cớ, một người bạn vô tâm hay buông lời thái quá, hoặc một người thân trong gia đình có thói quen chỉ trích cay nghiệt, chúng ta không tránh khỏi có những lúc muốn phản kháng lại. “Nhất định phải nói những lời như vậy mới vừa lòng sao?” Tất nhiên, có thể chính chúng ta cũng từng không ít lần làm tổn thương người khác vì nói ra những lời vô tâm. Có thể vừa tối hôm qua, chúng ta lỡ nói những lời không suy nghĩ và sau đó lại tự vấn bản thân, “Mình nói vậy có quá đáng lắm không nhỉ?”
Qua thời gian, chúng ta lớn lên nhưng dường như vẫn còn quá non nớt trong cách “nói năng”.
Lời nói dù vô ý nhưng một khi đã được thốt ra có thể gây hậu quả lớn. Cùng là câu nói của cấp trên nhưng nếu câu “Chỉ làm được như vậy thì nghỉ việc đi” khiến nhân viên trằn trọc cả đêm, còn câu “Tôi tin cậu sẽ làm được” lại như tiếp thêm động lực cho họ. Một lời nói tưởng đơn giản nhưng có thể vực dậy hoặc quật ngã tinh thần của người tiếp nhận nó. Hơn nữa, ảnh hưởng của lời nói lại vô cùng sâu đậm và bền lâu. Không khó để bắt gặp một người lớn tuổi rưng rưng nhớ lại lời động viên lúc còn nhỏ, hoặc một người cha có con cái trưởng thành gặm nhấm nỗi đau trong quá khứ và tự hỏi “Tại sao khi đó mấy đứa nó có thể nói với tôi những lời như vậy?”, những lúc ấy chúng ta hẳn cảm nhận được sức sống dai dẳng của lời nói.
Tiếc thay, tuy nhận ra lời nói có thể khiến bản thân dằn vặt hoặc oán hận người khác nhưng chúng ta lại mặc cho thói quen nói những lời không hay đó tiếp diễn. “Mình xưa nay vẫn thế mà”, “Đến lúc nào đó họ sẽ hiểu tấm lòng của mình thôi”. Chúng ta nghĩ vậy và không để tâm đến những điều đã qua. Chỉ tới khi thói quen lỡ lời khiến những mối quan hệ chúng ta trân quý bị rạn vỡ, hoặc khi trở thành lãnh đạo, trở thành bố mẹ, phải làm gương cho nhân viên, con cái, chúng ta mới cuống cuồng tìm cách học nói sao cho hay, cho giỏi. Đó có thể là một bước khởi đầu tốt nhưng mọi kỹ năng có được trong trạng thái “chín ép” đều sẽ trở nên vô dụng vào những thời khắc quan trọng.
Dẫu biết nên nói những lời khích lệ tinh thần cấp dưới, nhưng chỉ cần nhìn thấy bản báo cáo không vừa ý là cơn giận lại trào lên và những lời khó nghe tự động tuôn ra. Người làm bố, làm mẹ tuy đã học cách nói chuyện tôn trọng con cái nhưng hễ thấy con hờn dỗi, không nghe lời là không thể kiềm chế bực tức và quát mắng con. Những lời hay ý đẹp
mới được tiếp thu không thể tức khắc lấn át thói quen ăn nói cố hữu, thế nên hầu như chẳng giúp ích gì trong những thời khắc mang tính quyết định. Vì vậy, quyết tâm dặn lòng “từ nay nhất định sẽ không nói như vậy nữa” khó khăn lắm mới có được lại nhanh chóng tan biến như bọt biển. Với hơn mười năm kinh nghiệm trong vai trò chuyên gia giao tiếp, tác giả Kim Yun Na nhận ra rằng rất khó để thay đổi cách nói của một người.
Vì lời nói không chỉ là kỹ năng giao tiếp đơn thuần, mà đúng hơn là một thói quen được chúng ta trau dồi hằng ngày. Những điều chúng ta cảm nhận, mắt thấy, tai nghe, tất thảy được hòa trộn, lưu giữ, lên men thành một thứ nhất quán và độc đáo – đó là lời nói. Vì được hình thành từ quá trình như vậy, lời nói chính là tấm gương phản chiếu nội tâm của mỗi người. Thế nên, nếu chỉ học những kỹ thuật nói hay, nói giỏi bề nổi, chúng ta không thể nào trau dồi được thói quen giao tiếp mới cho riêng mình.
Để thay đổi thói quen lâu năm, không phải chỉ cần tập trung vào lời nói, cách nói, mà chúng ta còn phải nhìn sâu vào nội tâm của bản thân. Thay vì đơn thuần học nói theo kiểu bắt chước, chúng ta cần nỗ lực tìm hiểu nội tâm – nơi khởi nguồn của những lời nói bề nổi ấy. Phải chăng có một số câu nói khiến chúng ta không thể chịu đựng nổi, hoặc có những câu nói luôn khiến chúng ta đau lòng? Chỉ khi biết được những cấu trúc tâm lý ảnh hưởng tới ngôn ngữ và cách nói, chúng ta mới hiểu được vì sao bản thân lại sử dụng cách nói như vậy, tại sao chúng ta luôn nhạy cảm với một số câu nói nhất định của người khác, từ đó bắt đầu kiểm soát lời nói của mình.
Mỗi người đều có cho riêng mình một “chiếc bát” chứa đựng lời nói của bản thân. Tuy nhiên, tùy theo độ lớn của chiếc bát này mà mức độ sử dụng ngôn từ và độ sâu sắc trong lời nói của từng người lại khác nhau. Một người sở hữu chiếc bát lớn có thể dùng lời nói để thu hút mọi người nhưng cũng có thể tiết chế lời nói những lúc cần thiết. Trên hết,
người đó có thể sử dụng lời nói để thống nhất quan điểm, hóa giải bất đồng, và thấu hiểu người khác. Họ sẽ tìm ra cách để tiếp nhận sự khác biệt vốn có ở mỗi người, đồng thời
duy trì được đối thoại trong mọi hoàn cảnh dù có bất đồng xảy ra.
Điều tác giả muốn gửi gắm trong cuốn sách “Để đời xanh mát hãy đắp vun chiếc bát ngôn từ” không đơn thuần là phương pháp cải thiện khả năng giao tiếp, mà tác giả còn muốn khơi gợi để bạn hiểu về ý nghĩa của lời nói, cách thức để chiếc bát ngôn từ của mình trở nên vững chắc và sâu sắc hơn. Đó cũng chính là quá trình chúng ta thấu hiểu bản thân và người khác, đồng thời nuôi dưỡng sức mạnh của sự thấu hiểu đó.
Lời nói là tấm gương phản ánh con người bạn. Ai cũng mong muốn có thể nói những lời cần thiết đúng lúc đúng chỗ, và hạn chế những lời sẽ khiến chúng ta hối hận về sau. Đừng để lời nói làm chúng ta đánh mất những người thân yêu. Thật tốt biết bao nếu lời nói của chúng ta có thể vực dậy một ai đó. Lời nói của bạn có thể thường trực trong suy nghĩ của người khác ngay cả khi bạn không có mặt ở đó. Vì vậy, tác gải Kim Yun Na mong rằng bạn sẽ trở thành chủ nhân chín chắn của mỗi lời mình nói ra. Và quan trọng hơn cả, cô hy vọng sẽ không ai phải chịu cô độc trong cuộc sống này chỉ vì những lời nói thường ngày.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<
Đánh giá sách Bộ 2 cuốn sách rèn luyện bản thân để hạnh phúc: Thói Quen Xấu Ơi Chào Mi – Để Đời Xanh Má, dowload sách Bộ 2 cuốn sách rèn luyện bản thân để hạnh phúc: Thói Quen Xấu Ơi Chào Mi – Để Đời Xanh Má, Đọc sách Bộ 2 cuốn sách rèn luyện bản thân để hạnh phúc: Thói Quen Xấu Ơi Chào Mi – Để Đời Xanh Má online, Download Ebook Bộ 2 cuốn sách rèn luyện bản thân để hạnh phúc: Thói Quen Xấu Ơi Chào Mi – Để Đời Xanh Má free, Bộ 2 cuốn sách rèn luyện bản thân để hạnh phúc: Thói Quen Xấu Ơi Chào Mi – Để Đời Xanh Má pdf doc prc, Xem sách Bộ 2 cuốn sách rèn luyện bản thân để hạnh phúc: Thói Quen Xấu Ơi Chào Mi – Để Đời Xanh Má online,Tải sách Bộ 2 cuốn sách rèn luyện bản thân để hạnh phúc: Thói Quen Xấu Ơi Chào Mi – Để Đời Xanh Má, review sách Bộ 2 cuốn sách rèn luyện bản thân để hạnh phúc: Thói Quen Xấu Ơi Chào Mi – Để Đời Xanh Má