Bình luận Bộ luật lao động

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT LAO ĐỘNG.

Tác giả: TS Lưu Bình Nhưỡng (Chủ biên) – TS Nguyễn Xuân Thu – TS Đỗ Thị Dung

NXB: Lao Động

Ngày phát hành: 2015

Số trang: 474

Khổ sách: 16x24cm

Giá bìa: 200.000đ 

BÌNH LUẬN KHOA HỌC BỘ LUẬT LAO ĐỘNG

(Bình luận từng điều trong bộ luật lao động số 10/2012/QH13  áp dụng 1-5-2013) 

Lời mở đầu!

Bộ luật Lao động đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 1994 khẳng định “Lao động là hoạt động quan trọng nhất tạo nên của cải vật chất và tinh thần cho xã hội”. Đó là một khẳng định mang tính tuyên ngôn, chứa đựng triết lý quan trọng về con người, sự lao động của con người, cho chúng ta thêm quý trọng lao động, người lao động, tự hào về sự lao động cống hiến của bản thân qua năm tháng đối với gia đình, xã hội và rộng hơn là đối với nhân loại. Theo P. Ăng Ghen thì không có lao động đồng nghĩa với không có con người và xã hội loài người.

Lao động mang tính xã hội là hình thức lao động được tổ chức ở tầm cao, vượt khỏi tầm của lao động gia đình và các hình thức tổ chức bậc thấp khác. Quan hệ lao động công nghiệp dần trở thành loại quan hệ kinh tế – xã hội có vai trò quan trọng bậc nhất, quyết định sự phát triển xã hội. Chính các quan hệ lao động công nghiệp mà người ta vẫn gọi là “quan hệ công nghiệp (Industrial Relations) trở thành đối tượng chủ yếu nhất của luật lao động. Trong thời đại phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế, toàn cầu hoá, nhất là toàn cầu hoá quan hệ lao động, luật lao động càng ngày càng có vai trò quan trọng, trở thành lĩnh vực điều chỉnh pháp luật đặc thù bảo vệ người lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động; xác định các tiêu chuẩn lao động, nguyên tắc vận hành và tổ chức quản lý lao động. Từ đó, tạo dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế, xã hội, xây dựng xã hội văn minh, hiện đại.

Từ năm 1994 Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động đầu tiên của nước ta. Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 nhằm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ lao động và các quan hệ có liên quan chặt chẽ với quan hệ lao động, năm 2012 Quốc hội XIII, kỳ họp thứ 3 đã nhất trí thông qua Bộ luật Lao động mới. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật quan trọng bậc nhất, có tính khái quát cao, tổng hợp các vấn đề quan trọng nhất về quan hệ lao động, các

nguyên tắc, tiêu chuẩn và điều kiện lao động, phục vụ cho việc xác lập, duy trì mối quan hệ lao động; xác định quyền, nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan kể cả Nhà nước trong lĩnh vực lao động. Có thể nói, Bộ luật Lao động là sự tổng quát nhất về quy tắc lao động là hưởng thụ hợp pháp trong xã hội công nghiệp, do đó rất cần thiết đối với mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và Nhà nước. 

Hiểu biết thấu đáo về các quy định của pháp luật lao động nói chung, của Bộ luật Lao động nói riêng chính là sự giác ngộ về quyền, lợi ích của bản thân, của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hiểu rõ, hiểu sâu các quy định mang tính nguyên lý, khái quát cao của Bộ luật Lao động là một sự không mấy dễ dàng. Cuốn Bình luận khoa học Bộ luật Lao động của nhóm tác giả có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn về luật lao động biên soạn trên cơ sở phân tích, bình luận sâu từng điều luật, giải thích từ ngữ phù hợp với quy định có tính chuyên ngành thuộc lĩnh vực pháp luật lao động rất dễ hiểu. Nội dung và hình thức của cuốn sách có thể đáp ứng mọi đối tượng đọc giả, nhất là người lao động, người sử dụng lao động, cán bộ Công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước… có liên quan đến việc thực hiện luật lao động; các sinh viên, nhà khoa học có quan tâm đến việc học tập nghiên cứu pháp luật lao động.

Với hơn bốn trăm trang viết, cuốn sách chắc chắn là tài liệu rất bổ ích, giúp đọc giả có thêm kiến thức chuyên ngành, sự hiểu biết sâu sắc, chính xác hơn đối với từng điều của Bộ luật Lao động, từ đó vận dụng vào hoạt động chuyên môn, có thêm hiểu biết để thực hiện đúng, đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, đồng thời có thêm bản lĩnh để tự bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của bản thân và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia quan hệ lao động.

 

Chủ biên: TS. Lưu Bình Nhưỡng – Phó chánh văn phòng, kiêm Vụ trưởng – Trưởng Ban III, Văn phòng Ban Chỉ đạo, nguyên Phó trưởng Khoa pháp luật kinh tế kiêm Trưởng bộ môn Luật lao động, Trường

Đại học Luật Hà Nội Viết các Chương I, II, IV, IX. XI. Mục 4 và 5 Chương XIV

TS. Nguyễn Xuân Thu – Phó giám đốc Học viện Tư pháp, nguyên Giảng viên bộ môn Luật lao động, Khoa pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội Viết các Chương: III, VI, Mục 1,2,3 Chương XIV, Chương XV, XVI, XVII

TS. Đỗ Thị Dung – Giảng viên chính, bộ môn Luật lao động, Khoa pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội Viết các Chương V, VII, VIII, X, XII, XIII

Xin trân trọng giới thiệu!

<

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

11 tháng ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

11 tháng ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

11 tháng ago

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm – Tặng kèm Card khung cửa hồi ức – The Promised Neverland – Light Novel – IPM

Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…

11 tháng ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

11 tháng ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

11 tháng ago