TIKI | Mua ngay | 421.200đ |
---|---|---|
SHOPEE | Xem giá |
468.000đ
421.200đ
Tất cả những ai quan tâm đến lịch sử loài người, đến khảo cổ học, địa lý, cuộc chạy đua giữa Đông-Tây trong quá khứ, hiện tại, và tương lai… thì nên đọc cuốn sách này.Phương Tây không thống trị thế gi…
Tất cả những ai quan tâm đến lịch sử loài người, đến khảo cổ học, địa lý, cuộc chạy đua giữa Đông-Tây trong quá khứ, hiện tại, và tương lai… thì nên đọc cuốn sách này.
Phương Tây không thống trị thế giới từ 500 năm trước như nhiều người nhầm tưởng. Phương Tây chỉ chi phối thế giới trong khoảng 200 năm nay – kể từ đêm trước của cuộc Chiến tranh Nha phiến (1842). Tại thời điểm ấy sản phẩm của các nhà sản xuất người Anh tràn ngập toàn cầu, tràn ngập Trung Hoa; những con tàu vỏ sắt của họ chiếm lĩnh khắp các mặt biển và đủ sức đánh tan bất kì hạm đội nào trên thế giới; các đoàn thám hiểm của họ tung hoành khắp nơi trên hoàn cầu.
Bối cảnh ấy có thể ngược lại nếu Trung Hoa thời Minh nhiều thế kỉ trước đã diễn ra theo kịch bản khác, khi nỗ lực vươn ra thế giới của phái đoàn Trịnh Hoà không bị dừng lại và đạt được thành tựu tương tự như hạm đội kiếm tìm Ấn Độ của Columbus: rất có thể nữ hoàng Victoria của nước Anh chứ không phải hoàng đế Đạo Quang nhà Thanh phải nhục nhã kí hiệp ước cầu hoà, khi hạm đội Trung Quốc chứ không phải hạm đội Anh Cát Lợi tung hoành trên khắp các đại dương.
Tình thế ấy đến lúc này dường như lại hiển nhiên ở một chiều ngược lại, khi hàng hoá của Trung Hoa đang tràn ngập thế giới, tràn ngập phương Tây; hạm đội Trung Quốc đã thành hạm đội lớn nhất thế giới; người Hoa đã hiện diện khắp nơi trên hoàn cầu.
Ian Morris bác bỏ thuyết phương Tây luôn thống trị trong lịch sử. Ông tin rằng, lịch sử có quy luật và có tính dự báo, và những hình mẫu lịch sử có thể dự báo tương lai. Những nội dung trên mà ông phát biểu trong cuốn sách của mình, và ngay từ tên sách (Why the West Rules – for Now) đã gợi lên các câu hỏi quan trọng: Tại sao phương Tây lại tạm thời vươn lên trước phương Đông cho đến thời điểm nàyNULL Tại sao phương Tây lại phát triển hơn bất kì khu vực nào khác trên thế giới, tại sao sự phát triển của phương Tây lại gia tăng quá nhanh trong 200 năm qua đến mức lần đầu tiên trong lịch sử có một số quốc gia đã thống trị toàn bộ hành tinh này (trước đó chỉ có các đế chế tầm khu vực mà thôi)?
Tác giả bắt đầu với việc khám phá các mô hình khái quát, “hình dạng tổng thể của lịch sử”, bằng cách xem xét chọn lọc quá trình phát triển lâu dài của thế giới. Lật lại lịch sử loài người 15.000 năm qua, ông đã cho thấy làm thế nào cả phương Đông và phương Tây, vào những thời điểm khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau, đã chuyển hóa lên những tầm phát triển mới. Thách thức hơn, với tư cách một nhà sử học, GS. Ian Morris đã giải thích được ý nghĩa của tất cả những thăng trầm đó, và đánh giá xem liệu bên nào vốn có sẵn tính ưu việt.
“Một tác phẩm thú vị và khả tín… thể hiện những tranh luận về sự trỗi dậy của Trung Hoa và sự sụp đổ của phương Tây rốt cuộc chỉ là hoạt động thứ yếu như thế nào khi tự nhiên phản ứng dữ dội với xã hội loài người.” – The Economist
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Đánh giá sách (Bìa Cứng) Tại Sao Phương Tây Vượt Trội – Ian Morris – Nguyễn Thanh Xuân dịch, dowload sách (Bìa Cứng) Tại Sao Phương Tây Vượt Trội – Ian Morris – Nguyễn Thanh Xuân dịch, Đọc sách (Bìa Cứng) Tại Sao Phương Tây Vượt Trội – Ian Morris – Nguyễn Thanh Xuân dịch online, Download Ebook (Bìa Cứng) Tại Sao Phương Tây Vượt Trội – Ian Morris – Nguyễn Thanh Xuân dịch free, (Bìa Cứng) Tại Sao Phương Tây Vượt Trội – Ian Morris – Nguyễn Thanh Xuân dịch pdf doc prc, Xem sách (Bìa Cứng) Tại Sao Phương Tây Vượt Trội – Ian Morris – Nguyễn Thanh Xuân dịch online,Tải sách (Bìa Cứng) Tại Sao Phương Tây Vượt Trội – Ian Morris – Nguyễn Thanh Xuân dịch, review sách (Bìa Cứng) Tại Sao Phương Tây Vượt Trội – Ian Morris – Nguyễn Thanh Xuân dịch