[bìa cứng] Nguyễn Trường Tộ – Con người và Di thảo – Trương Bá Cần

Sách “Nguyễn Trường Tộ – Con người và di thảo”

Tác giả: Trương Bá Cần

“Nguyễn Trường Tộ, con người và di thảo” là một công trình nghiên cứu lịch sử đồ sồ. Tuy nhiên, quyển sách đã vượt tầm của một quyển sách nghiên cứu lịch sử thông thường. Bên cạnh việc trả lời những câu hỏi về quá khứ, quyển sách đã để lại nhiều suy ngẫm về thế nào là làm người, thế nào là một trí thức, thế nào là một người quốc dân. Chủ thể của quyển sách – Nguyễn Trường Tộ, một con người đã vượt ra khỏi cái khuôn thông thường để định nghĩa “tri thức” mà trở thành một danh nhân trong lịch sử Việt Nam. 

Có rất nhiều điều để nói về quyển sách, nhưng tôi chỉ xin khái quát một vài ba trọng điểm không nói không được, phần còn lại, xin mời độc giả tự suy ngẫm và chiêm nghiệm sẽ hay hơn. 

  1. Từ hiểu biết lịch sử của mình, tôi biết lựa chọn để trở thành một tri thức (kẻ sĩ) thời loạn là hết sức liều lĩnh. Vậy mà Nguyễn Trường Tộ không chỉ chọn trở thành một kẻ sĩ, mà còn chủ động trở thành một kẻ sĩ ngược dòng dư luận, đi sớm hơn thời đại, ngay trong thời điểm cận tử của đất nước.

Khi người Pháp đến xâm lược nước ta, nhiều nhà yêu nước đã chọn cách đứng cùng nhân dân hoặc đứng cùng triều đình. Riêng Nguyễn Trường Tộ với cái “kiến” của mình đã nhìn thấy nước Đại Nam không có “thế” để thắng Pháp bằng vũ lực, mà phải hòa hoãn để canh tân. Đây là điều liều lĩnh số một. 

Điều liều lĩnh thứ hai là ở xuất thân, Nguyễn Trường Tộ là một giám mục Công giáo – một tà đạo dưới mắt của vua quan triều đình nhà Nguyễn. Nhìn lại quá khứ, tôn giáo của ông bị triều đình vây bắt, phân tháp, đứng sau kích động chống phá, bản thân ông Tộ cũng phải trốn ra nước ngoài. Thế nhưng trong một bản điều trần gửi triều đình, ông khẳng khái viết: “Lúc đạo sắp bị diệt, tôi qua sông vượt biển để giữ lấy cái chân lý. Tuy nhiên đến các nước ngoài, trước mặt người quyền quý, lời nói việc làm của tôi đều giữ thể diện cho nước mình.” (Trần tình, 13 tháng 5, 1863). Một con người không thể thay đổi dòng máu đang chảy trong huyết quản. Nguyễn Trường Tộ là con dân đất Việt, có thể chính quyền khi ấy không coi ông ra người, nhưng bản thân ông, chưa bao giờ để mất tôn nghiêm của một “người Đại Nam”, ít nhất là thông qua cái danh dự của chính mình. 

  1. Vì sao vậyNULL Vì sao một con người bị khước từ như ông lại tha thiết cống hiến cho đất nước như vậy?

Cái gốc để trả lời hai câu trên theo tôi ông Tộ đã viết: “Về việc học, không môn nào tôi không để ý tới: cái cao của thiên văn, cái sâu của địa lý, cái phiền toái của nhân sự, cho đến luật dịch, binh quyền, tạp giáo, dị nghệ, các môn cách trí, thuật số, không môn nào tôi không khảo cứu, nhất là để ý cái thế sự dọc ngang, tan hợp trong thiên hạ. Thường những người học được như vậy hay dùng đó làm phương tiện để cầu vinh, để tiến thân, còn tôi thì dùng để đáp lại cái mà trời đã cho tôi học được, chứ không mong kiếm chác một đồng tiền nào.” (Trần tình, 13 tháng 5 năm 1863) 

Tôi cho rằng câu nói trên đã trả lời được tất cả. Khí khái của một tri thức (kẻ sĩ), theo Nguyễn Trường Tộ, là phải đáp đền cái mà trời cho mình học được. Cái nợ của ông mang hơi hướng của cái nợ tang bồng nơi danh nhân Nguyễn Công Trứ qua đôi câu thơ: “Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông”, còn cái thời của ông lại mang dáng dấp nơi danh nhân Ngô Thì Nhậm qua câu đối: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu , gặp thời thế, thế thời phải thế”. 

Nhưng dù nợ thế nào, thời thế nào, Nguyễn Trường Tộ trước hết vẫn là một kẻ sĩ không chỉ ở khí khái, mà còn ở sự học rộng hiểu sâu. Điều này thể hiện qua những công trình ông để lại như Tu viện Thánh PhaoLô (số 4, đường Tôn Đức Thắng, TP. Hồ Chí Minh), hay như những hướng dẫn thực hiện chi tiết mà ông nêu ra trong các bản điều trần. Cái học của Nguyễn Trường Tộ không chỉ thể hiện qua lý thuyết, nó nằm ngay ở những thành phẩm ông để lại cho đời sau, tất cả đều sờ được, thấy được, trông và làm theo được. 

Về chiều sâu tri thức, Nguyễn Trường Tộ đặc biệt trong “Thiên hạ đại thế luận” đã cho thấy ông không nói ngoa, mà những dự đoán của ông về tình hình thế giới đa phần đều thành hiện thực. Dù ta phải lưu ý, ông không có nhiều điều kiện quan sát tình hình thế giới mà chỉ tiếp xúc qua sách báo và những gì mắt thấy tay nghe. Phải nói thêm, ông Tộ chỉ sang Pháp được một lần (chắc chắn), còn đa số đều tị nạn ở các quốc gia Đông Nam Á. 

Tuy nhiên, về cụ thể những tư tưởng của ông là gì, ông đã hướng dẫn Tự Đức ra sao, những dự đoán và cơ sở lý luận quan hệ quốc tế của ông thế nào, độc giả chỉ còn cách tự chiêm nghiệm trong quá trình đọc sách. 

  1. Về tổng thể,hiện tại tôi thấy rằng, chúng ta không thiếu những công trình nghiên cứu lịch sử đồ sộ, nhưng đa phần đều cố gắng tìm lời giải cho hai câu hỏi: “What” (điều gì đã xảy ra) và “How” (câu chuyện đó đã diễn ra như thế nào). Riêng quyển sách này, theo tôi đã đi sâu về “Why”, hay tư tưởng của nhân vật lịch sử về thời đại của mình và về tương lai đất nước. Xa hơn, quyển sách còn để lại những suy ngẫm về thế nào là kẻ sĩ, phận sự của một quốc dân với quốc gia, hay danh dự của một con người sống giữa đất trời loạn lạc. 

Mặc nhiên, như bao nhân vật lịch sử khác, Nguyễn Trường Tộ được thể hiện thông qua những di thảo còn lại, vì vậy độc giả phải tự hoài nghi. Một điểm yếu khác rằng Nguyễn Trường Tộ cũng là một con người, tư tưởng của ông sẽ có chỗ lệch so với ta. Những điểm ấy mong độc giả bỏ qua, gạn đục khơi trong, tìm lấy những giá trị sáng mà tham khảo. 

  1. Kỷ nguyên ngày nay là kỷ nguyên AI(công nghệ trí tuệ nhân tạo). Nhiều trật tự cũ sẽ thay đổi chóng mặt, nhiều giá trị cũ sẽ biến mất dù ta có muốn hay không. Thế nhưng, có những giá trị phổ quát từ thời đại của Nguyễn Trường Tộ vẫn trường tồn, chúng ta có thể nhìn ra và theo đuổi. Cũng như một điều “hận trăm năm” của ông Tộ mà tôi và một nhà nghiên cứu lịch sử chuyên về Nguyễn Trường Tộ đã từng đồng ý trong một phiên thảo luận: “Nếu Nguyễn Trường Tộ có một nền tảng xã hội sẵn sàng cho canh tân, ông sẽ có nhiều lựa chọn hơn là triều đình nhà Nguyễn.” Nói cách khác, Nguyễn Trường Tộ sẽ làm được nhiều hơn nếu xã hội Việt Nam đương thời thấy và hiểu được cái “kiến” của ông. 

“Nhất nhất túc thành thiên cổ hận, 

Tái đầu hồi thị bách niên thân.” – Nguyễn Trường Tộ. 

Dịch thơ: 

“Một bước sa chân muôn kiếp hận 

Quay đầu nhìn lại đã trăm năm” .

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago