Bát Chánh Đạo – Con Đường Dẫn Đến Chấm Dứt Khổ Đau – Bhikkhu Bodhi – Thích Thiện Chánh dịch – (bìa mềm)

Cốt tủy giáo lý của đức Phật có thể được cô đọng trong hai giáo pháp căn bản: Bốn sự thật cao quý (The Four Noble Truths) và Bát chánh đạo (The Noble Eightfold Path). Giáo pháp thứ nhất bao hàm mặt giáo thuyết và mang lại lợi ích căn bản là trí huệ; giác pháp thứ hai bao hàm mặt giới luật trong nghĩa rộng và yêu cầu căn bản là thực hành. Trong hệ thống giáo lý, hai giáo pháp chủ chốt này kế thành một chỉnh thể không tách rời nhau, được gọi là Pháp và Luật, tức giáo pháp và giới luật, hay gọi tắt là Pháp (Dhamma). Tính thống nhất nội tại của Pháp đảm bảo sự thật rằng chân lý cuối cùng trong giáo lý Bốn sự thật cao quý, đó là Con đường chân lý, tức Bát chánh đạo trong đó chi phần đầu tiên trong Bát chánh đạo là Chánh kiến, nói su liễu ngộ đối với Bốn sự thật cao quý. Do đó, hai giáo pháp này tương thông và dung nhiếp nhau, nghĩa là nguyên lý của Bốn sự thật cao quý bao hàm Bát chánh đạo và Bát chánh đạo bao hàm Bốn sự thật cao quý.

Đưa ra tính nội tại hợp nhất này, nó có thể vô nghĩa khi đặt câu hỏi theo hai hướng của Pháp, rằng giáo lý và con đường thực hành, cái nào có giá trị hơn. Nhưng nếu chúng ta bỏ qua sự vô nghĩa này để hỏi cho bằng được thì câu trả lời thì sẽ phải là con đường thực hành. Con đường đó tuyên bố tính ưu việt ở chỗ đem giáo lý áp dụng vào đời sống. Con đường đó đem Pháp từ những nguyên lý trừu tượng không ngừng chuyển hóa để triển khai và tỏ ngộ chân lý. Điều này mang lại cho vấn đề khổ một lối thoát, mà nó là sự mở đầu của giáo pháp; đồng thời làm cho mục đích của Phật giáo—từ sự giải thoát khổ đau, có thể đạt được trong kinh nghiệm sống của chúng ta, đơn thuần ở đây chính là ý nghĩa chân thật của Con đường (Đạo).

Tu tập theo Bát chánh đạo chính là thực hành chứ không phải chi là kiến thức ở phương diện lý thuyết, nhưng muốn tu tập đúng đắn thì cần phải hiểu con đường đó một cách chuẩn xác. Thực tế, bản thân của việc hiểu đúng Con đường này là một phần của sự tu tập. Chánh kiến (Right View), chi phần đầu tiên của Con đường, là điều tiên quyết dẫn dắt những chi phần còn lại của Con đường này. Do đó, khi người mới học Bát chánh đạo với lòng nhiệt tâm, có thể làm cho người khác nghĩ rằng việc học hiểu giáo lý làm thêm phiền toái nên có thể bỏ qua; nhưng suy nghĩ sâu hơn sẽ phát hiện rằng hiểu đúng đắn Bát chánh đạo là thành quả cuối cùng của sự tu tập thực hành không thể thiếu được.

Mục đích của cuốn sách này là tìm hiểu tám chi phần và khảo sát các bộ phận tạo thành , để xác định rõ mối tương quan của chúng, đóng góp sự hiểu biết chính xác về giáo lý Bát chánh đạo. Tôi đã cố gắng cô đọng, dùng khuôn khổ tiêu chuẩn giải thích trong kinh điển Pali trong chính lời dạy của đức Phật về các chi phần của Con đường này. Để giúp người đọc tiếp cận với nguồn tư liệu nguyên thủy hạn hữu thậm chí cả những bản dịch tiếng Anh của những tư liệu này, tôi đã cố gắng chọn lọc những trích dẫn hết mức có thể (nhưng không trọn vẹn) của hợp tuyển kinh điển trong tác phẩm Lời đức Phật dạy (The Word of the Buddha) của tôn giả Nyanatiloka. Có một số trường hợp ở một vài đoạn trích dẫn trong tác phẩm này có chút điều chỉnh để phù hợp với bản dịch mà tôi yêu thích này. Để diễn ta ý nghĩa cao sâu hơn, tôi thỉnh thoảng có sử dụng đến các bản luận, đặc biệt ở sách này lúc bàn về Định và Huệ (chương VII và VIII), tôi khá chú trọng tác phẩm Thanh tịnh đạo luận (Visudhimagga).

Tác phẩm này là bộ bách khoa lớn, hệ thống chi tiết toàn diện phương pháp tu tập thực hành của Con đường này. Những hạn chế ở mặt không gian làm trở ngại việc xử lý triệt để mỗi chi phần của Con đường. Để bổ sung cho sự thiếu hụt này, ở cuối sách tôi đã tổng hợp một danh mục sách tham khảo, giúp người đọc muốn tìm hiểu tường tận mỗi chi phần của Con đường có thể tham khảo. Tuy nhiên, với mong muốn chú tâm hoàn toàn vào việc tu tập thực hành Con đường, đặc biệt tu học thăng tiến trên những cấp độ thiền chỉ (meditation) và thiền quán (insight), nếu có thể thân cận tham học với một vị thầy đủ phẩm chất thật sự, điều này sẽ mang lại một trợ lực vô cùng to lớn.

Bhikkhu Bodhi

Nhận xét về cuốn sách Bát Chánh Đạo – Con Đường Dẫn Đến Chấm Dứt Khổ Đau

“Cuốn sách này là một báu vật, tuy dung lượng khiêm tốn, nhưng chứa đựng hầu hết những lời giải thích thực tiễn và dễ hiểu về giáo lý Bát chánh đạo được đức Phật thuyết giảng trong Kinh tạng Pali, hiện nay có bản dịch bằng tiếng Anh. Không có thành kiến, dễ đọc và rất thiết thực, đưa ra nhiều lời gợi ý sâu sắc và nhẹ nhàng cho cả người mới bắt đầu học Đạo cũng như người đã có kinh nghiệm về Con đường chân chính đó. Tôi không do dự giới thiệu cuốn sách này đến với tất cả mọi người tâm đắc với Phật giáo, đây là chủ đề mang tính học thuật cũng như đối với người đang tìm kiếm sự giải thoát chân thật. Bất kỳ ai nhận ra Con đường của bậc trí, đọc sách này có thể nâng cao trí huệ.” – Amaro Bhikkhu

“Bhikkhu Bodhi trình bày giáo lý cốt tủy của đức Phật rất cẩn thận và rõ ràng. Tác phẩm Bát chánh đạo chắc chắn là một bộ sách hướng dẫn và là một nguồn cảm hứng, khi đọc xong sẽ mang lại nhiều khoan khoái.” – Sharon Salzberg

“Món quà to lớn của Bhikkhu Bodhi dâng tặng cho tất cả chúng ta là sự chuyển tải rõ ràng và chính xác lời dạy của đức Phật. Tác phẩm Bát chánh đạo mô tả bản chất của con đường tâm linh và trình bày với một tiêu chuẩn cao. Cuốn sách này là một sự đóng góp tuyệt vời về giáo lý Phật giáo ở phương Tây.” – Joseph Goldstein

Mục lục sách Bát Chánh Đạo – Con Đường Dẫn Đến Chấm Dứt Khổ Đau

Lời tựa

Chữ viết tắt

Chương 1. Con đường dẫn đến chấm dứt khổ đ

Phạm vi của khổ đau

Nguyên nhân của khổ đau

Cắt đứt nguyên nhân của khổ đau

Chương 2. Chánh kiến (Sammā ditthi)

Chánh kiến thế gian

Chánh kiến xuất thế gian

Chương 3. Chánh tư duy (Sammā sankappa)

Tư duy ly dục

Tư duy vô sân

Tư duy vô hại

Chương 4. Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng (Sammā vācā, Sammā kammanta, Sammā ājī)

Chánh ngữ Chánh nghiệp

Chánh mạng

Chương 5. Chánh tinh tấn (Sammā vāyāma) Điều ác chưa phát sinh làm cho không phát sinh Điều ác đã phát sinh làm cho đoạn trừ

Điều thiện chưa phát sinh làm cho sinh khởi Điều thiện đã phát sinh làm cho tăng trưởng

Chương 6. Chánh niệm (Sammā sati)

Quán niệm thân thể

Quán niệm cảm thọ

Quán niệm tâm

Quán niệm pháp

Chương 7. Chánh định (Sammā samādhi)

Tu tập thiên quán

Các giai đoạn của định

Chương 8. Tu tập trí huệ

Lời kết

Phụ lục

Sách tham khảo

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..

vinhquang

Share
Published by
vinhquang

Bài mới đăng

Hoa Tàn Trong Sương _SKY

Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…

1 năm ago

Tiếng vọng

Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…

1 năm ago

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi

65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…

1 năm ago

Ghi Chép Pháp Y – Khi Tử Thi Biết Nói ( az)

Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…

1 năm ago

Lẽ Sống – Yes To Life In Spite Of Everything _FN

Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…

1 năm ago