Trong truyện cổ tích Cô bé quàng khăn đỏ, trên đường đến nhà bà ngoại, cô bé quàng khăn đỏ suýt chút nữa trở thành món ăn của sói xám. Trong cuộc sống hiện thực, rất khó để chúng ta gặp phải một con sói xám bằng xương bằng thịt, nhưng “sói xám” tàng hình tồn tại ở khắp mọi nơi. Nước, lửa, điện, người quen, người lạ, ô tô, vật nuôi, thang máy, cửa đều có thể trở thành “sói xám” tàng hình, gây ra những nguy cơ về mất an toàn, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có hàng chục trẻ em tử vong vì những tai nạn ngoài ý muốn. Đây thực sự là con số khiến chúng ta phải giật mình. Sự bình an của trẻ vô cùng quan trọng. Những sự cố về an toàn của trẻ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính bản thân trẻ và sự hòa thuận trong gia đình. Cách tốt nhất để ngăn chặn rủi ro là nuôi dưỡng ý thức an toàn cho trẻ từ khi còn nhỏ, nâng cao khả năng dự báo nguy hiểm và kĩ năng tự bảo vệ của trẻ, nuôi dưỡng thói quen tốt tự bảo vệ mình, phòng tránh các sự cố ngoài ý muốn ở mức cao nhất.
Cuốn Bách khoa nuôi dưỡng thói quen tốt cho trẻ – Thói quen tốt về an toàn sử dụng phương pháp kể chuyện, giảng giải kiến thức, thông qua các trò chơi để dạy trẻ nhận biết các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, nuôi dưỡng ý thức an toàn và thói quen an toàn ở trẻ. Điểm thú vị là các câu chuyện đã nhân hóa các mối nguy hiểm, giảng giải về đặc điểm của các nguy cơ và hậu quả gây ra cho con người, điều này phù hợp với đặc trưng tư duy hình tượng của trẻ, để lại cho trẻ ấn tượng sâu sắc. Dần dần, trẻ học được những kiến thức cần thiết, có được nhận thức sâu hơn thông qua trò chơi, từ đó nuôi dưỡng thói quen tốt. Đây thực sự là cuốn bách khoa giáo dục an toàn cho trẻ có nội dung mới mẻ, thực tế và hấp dẫn.
Sự bất cẩn của người lớn cũng có thể mang đến cho trẻ những nguy hiểm tiềm tàng. Ví dụ, một người cha dẫn con trai ba tuổi đi công viên chơi rồi nói với con: “Bi ơi, bố ngồi đây học ngoại ngữ, con chạy bộ nhé, chạy xong một vòng về báo cáo bố một lần.” Cậu bé nói: “Vâng ạ.” Con chạy một vòng rồi quay lại: “Bố ơi, con quay lại rồi.” Người cha nói: “Tốt lắm, chạy thêm vòng nữa.” Cậu lại chạy thêm vòng nữa, lại báo cáo: “Bố, con quay lại rồi.” Người cha nói: “Tốt lắm, con chạy vòng nữa nhé.” Người cha mải học từ mới, không để tâm chăm sóc con, cuối cùng không thấy con đâu. Cậu bé chạy vòng thứ ba mà mãi không quay lại. Đến lúc đó người cha mới giật mình nhận ra, có khi con đi lạc rồi. Trời tối, công viên thì rộng, làm thế nào bây giờ? Người cha vội vàng thông báo nhờ người đi tìm giúp mà trong lòng như lửa đốt. Cuối cùng phát hiện ra con vừa khóc vừa đi về nhà. Thật may mắn làm sao!
Có thể thấy, sự lơ là của cha mẹ còn đáng sợ hơn những nguy hiểm tiềm tàng, nguy hiểm tiềm tàng + lơ là = tai nạn. Ứng phó với tai nạn là giải pháp nhất thời, dự phòng nguy hiểm mới là giải pháp lâu dài. Chúc cho các bậc cha mẹ cùng con trẻ của mình có thể nhận biết được rủi ro, dự phòng nguy hiểm, sống một đời bình an.
* Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, ..
<