Aung San Suu Kyi – Sợ Hãi & Tự Do
Aung San Suu Kyi đã nhận được Giải Nobel Hoà bình và giờ đây đang nhận được sự thừa nhận rộng rãi của quốc tế vì sự nghiệp đấu tranh của bà chống lại chế độ độc tài, đòi tự do và phẩm giá. Bà là người nhận giải xứng đáng nhất. Bà đã phát biểu rõ ràng và nhất quán về vấn đề tự do và dân chủ. Bà đã từ chối để không bị mua chuộc, đổi sự im lặng để lấy sự tại đào ở nước ngoài. Trong cảnh bị quản thúc tại nhà, bà vẫn sống trong sự thành thật.
Bằng cách dâng hiến đời mình cho cuộc đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ ở Miến Điện. Aung San Suu Kyi không chỉ nói lên tiếng nói vì công bằng cho chính đất nước mình, mà còn cho tất cả những ai muốn được tự do lựa chọn lấy định mệnh cho mình. Chừng nào mà cuộc đấu tranh cho tự do còn cần được đấu tranh trên khắp thế giới, chừng ấy những tiếng nói như của Aung San Suu Kyi sẽ vẫn còn là lời hiệu triệu cho sự nghiệp này. Dẫu tiếng gọi tự do đến từ Trung Âu, Nga, Châu Phi hay Châu Á, nó cũng đều mang âm hưởng chung: mọi người đều phải được đối xử bằng phẩm giá, tất cả mọi người đều cần được hy vọng .
Aung San Suu Kyi được coi là biểu tượng của sự đấu tranh cho tự do và hoà bình. Là một người phụ nữ Miến Điện đã kế thừa ở người cha kính yêu (Aung San) những đức tính của một vị anh hùng dân tộc, bà noi theo tinh thần cao thượng và tấm lòng vị tha của Nelson Mandela. Bà đã chứng minh cho phe đối lập thấy được ý chí kiên cường, nghị lực mạnh mẽ, tinh thần đấu tranh quyết liệt và khát vọng tự do cho quê hương mến yêu. Mặc dù bị bắt giam tại nhà (20-7-1989), bị cách li khỏi gia đình và thế giới bên ngoài, nhưng bà không hề nao núng, run sợ mà vẫn quyết tâm, nỗ lực tìm cách liên hệ với người thân và những cộng sự của mình để đấu tranh giành tự do và dân chủ không chỉ cho nhân dân Miến Điện mà cho toàn thể nhân dân trên thế giới.
Bà đã giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc bầu cử năm 1990, mặc dù lúc ấy bà vẫn còn bị giam giữ. Điều này đã chứng minh rằng, tự do, công bằng và chính nghĩa tất yếu sẽ chiến thắng. Với tinh thần yêu chuộng sự đối thoại và hoà giải, bà sẵn sàng cộng tác để hàn gắn vết thương cho quê mẹ của mình, đem lại tự do, công bằng, niềm vui và phẩm giá cho đất nước mình.
***
Quyền lực không trực tiếp đưa đến sự tha hóa. Sự sợ hãi mất quyền lực tha hóa những kẻ cầm quyền và sự sợ hãi những tai họa do quyền lực suy thoái tha hóa những kẻ đang sở hữu nó.
Hầu hết người Miến Điện đều đã quen thuộc với bốn a-gati, bốn hình thái tha hóa. Chanda gati, đây là sự tha hóa sinh ra bởi lòng ham muốn, nó làm lệch lạc khỏi lẽ phải để tìm kiếm lợi ích cho những người thân cận họ yêu mến. Dosa gati là chọn đi vào con đường sai trái để tấn công lại những ai đối lập với họ, và moga gati là tha hóa bởi sự trác táng sinh ra từ sự vô nhận thức hoặc ngu dốt. Nhưng có lẽ tệ hại hơn cả là bhaya gati, nó là sự tha hóa có nguồn gốc từ sư sợ hãi, nó tạo ra vô cảm, và từ từ tiêu diệt nhận thức phải trái trắng đen. Nó còn thường là nền móng đưa đến các hình thái tha hóa khác. Chẳng hạn như đối với hình thái chanda gati, khi nó chưa là kết quả của lòng ham muốn tuyệt đối, nó có thể là sự tha hóa vì nguyên nhân sợ mất đi sự ủng hộ, sự hâm mộ của những người thân, từ đó sự sợ hãi bị bỏ quên, bị tổn thương, một cách nào đó đã trở thành động cơ cho ý đồ xấu xa. Và rất khó để xua tan sự ngu dốt, vô cảm trừ phi có được sự tự do tìm kiếm cội rễ sự thật còn chưa bị sự sợ hãi làm cho biến dạng. Với sự liên hệ rất gần giữa sợ hãi và tha hóa nên không có gì đáng ngạc nhiên với bất kỳ cộng đồng xã hội nào mà sự sợ hãi đã hoành hành sự tha hóa trong tất cả mọi hình thái và đã trở nên thành trì kiên cố…
<
Hoa Tàn Trong SươngTình yêu là gì mà khiến người ta đau lòng như thế?Hay…
Tiếng vọngTóm tắt:Giải mã hiện thực tâm lý và sự thật cuộc sốngTiếng vọng là…
65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi------------ 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhiMỗi…
Sách Miền đất hứa: Thước phim kỉ niệm - Tặng kèm Card khung cửa hồi…
Ghi Chép Pháp Y - Khi Tử Thi Biết Nói Tác giả Liêu Tiểu ĐaoDịch giả…
Lẽ Sống - Yes To Life In Spite Of Everything Thông thường, nếu một quyển sách…