Ấn bản cao cấp và giới hạn “Ngàn năm áo mũ” được thiết kế gáy theo concept liên hoàn với 2 cuốn “Phù thuật và tín ngưỡng An Nam” và “Bảo tàng Khải Định” (ấn bản chưa ra mắt). Quy cách cụ thể của cuốn này được mô tả như dưới đây.
– Bìa sách được làm từ da PU, màu cam sáng, bồi trên carton 3 li
– Bìa trước lấy cảm hứng từ hoa văn phượng hoàng trên trang phục đại triều của hoàng hậu triều Nguyễn. Tên sách, tên tác giả, cùng với minh họa chính, các họa tiết thủy ba cùng khung chữ nhật viền bìa trước được ép nhũ vàng tây với công nghệ cao tần, sắc nét, bền đẹp; lồng ghép với các họa tiết mây và thủy ba dập chìm.
– Bìa sau lấy cảm hứng từ hoa văn trên áo đoàn phượng nhật bình của hoàng hậu triều Nguyễn, được lồng khung tròn kép. Các họa tiết mây và thủy ba được ép nhũ vàng tây lồng ghép với họa tiết dập chìm.
– Gáy sách gồm tên sách, tên tác giả, minh họa phượng hoàng, hoa văn thủy ba, logo Nhã Nam ép nhũ vàng tây, lồng ghép với các họa tiết mây dập chìm.
– Cạnh sách được sơn màu cam neon cả ba cạnh.
– Sách dày 400 trang, in khổ 17×25 cm, ruột được in 4 màu trên giấy offset Nhật màu ngà, định lượng 130gsm. Các tranh ảnh minh họa được in màu chất lượng cao, rõ nét, sắc sảo.
– Các ấn bản cao cấp giới hạn này sẽ chỉ in duy nhất một lần 333 bản, được đánh số từ 1-333.
– Tất cả các bản đều có chữ ký tác giả và đóng triện Nhã Nam, đựng trong hộp bồi thủ công trên carton 3 ly, in họa tiết thủy ấn. Tên sách, tên tác giả và minh họa trên hộp được ép nhũ vàng, đồng bộ với bìa sách.
GIỚI THIỆU “NGÀN NĂM ÁO MŨ” CỦA TRẦN QUANG ĐỨC
“Ngàn năm áo mũ” là một công trình nghiên cứu công phu và được biên soạn kỹ lưỡng. Tác giả đã bỏ nhiều năm khai thác từ nguồn tư liệu Hán – Nôm hay các văn tự, văn vật cổ, tìm kiếm trong nước và nước ngoài, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản để có được những tư liệu quý giá đúc kết nên tác phẩm.
“Ngàn năm áo mũ” phân khảo về trang phục năm triều đại: Lý, Trần, Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Trong mỗi triều đại khảo luận về ba loại hình trang phục: cung đình, quân đội và dân gian, cùng đó là lý giải và phân tích mức độ mô phỏng trang phục Trung Hoa trong quy chế trang phục của triều đại Việt Nam. Như bộ Tế phục Cổn Miện của các vị hoàng đế, các bộ Triều phục, Thường phục Lương Quan, Củng Thần, Ô Sa, Bổ Phục của bá quan, hay lễ phục Vĩ Địch, Phượng quan của hoàng hậu Trong khi đó trang phục dân gian không biến động nhiều, phổ biến là kiểu áo giao lĩnh, tứ thân, hay lối ăn mặc cởi trần đóng khố của đàn ông và yếm, váy giản tiện của đàn bà tồn tại qua hàng trăm năm lịch sử. Sự kiện vua Minh Mạng cấm “quần không đáy” là một biến cố lớn lao, để rồi ta thấy chiếc áo dài năm thân và nó đã đi vào đời sống dân gian và bây giờ trở thành trang phục quan trọng bậc nhất của người Việt.
Có thể nói, “Ngàn năm áo mũ” bù đắp phần nào vào khoảng trống mênh mông của lịch sử trang phục Việt Nam nói riêng, lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung. Cùng với những ý nghĩa chính trị, xã hội sâu rộng, đây thực sự là một nghiên cứu quan trọng và có giá trị lâu dài.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..