Sách được biên soạn cẩn thận, bao gồm những thông tin sau đây:
1. Ngày, tháng, năm Âm lịch
2. Ngày, tháng, năm Dương lịch
3. Các ngày trong tuần lễ
4. Can – chi (Thiên Can, địa Chi) của từng ngày, tháng, năm
5. Nhị thập bát tú (28 sao cảu thiên văn học và phép tính lịch truyền thống)
6. Thập nhị trực (12 trực)
7. Các ngày lễ kị theo cách tính lịch phổ biến trong dân gian
8. 24 tiết, khí trong năm
9. Ngày thuỷ triều của hàng tháng và ngày sơ, trung mạt phục của mỗi năm
10. Sao trực tháng
11. Các hung, cát tinh theo quan niệm của phong tục trạch cát truyền thống.
Có được cuốn lịch trong tay còn cần phải biết sử dụng nó. Bởi vậy nhóm biên soạn thêm vào cuốn tập lịch này phần phụ lục một số kiến thức tối thiểu mang tính phổ thông để những độc giả bình thường nhất cũng có thể tham khảo.
Khi sử dụng phần nội dung cũng như phần phụ lục của cuốn lịch này, bạn đọc cần lưu ý một điều quan trọng là những điều được trình bày ở đây hoàn toàn chỉ mang ý nghĩa tham khảo đối với kiến thức làm lịch cổ truyền của người xưa, mà không mang ý nghĩa khẳng định về sự “tốt – xấu” của những ngày, những giờ theo các quan niệm thông tục trong những cuốn “Lịch vạn sự” đủ các loại đã và đang lưu hành “ngoài luồng” lâu nay. Bởi lẽ, việc chứng minh một cách có căn cứ khoa học theo các phương pháp hiện đại đối thuật chọn ngày, giờ tốt – xấu (trạch cát) trong dòng văn hoá thần bí phương Đông cho đến nay vẫn chưa được khẳng định.