“Bí mật Do thái khơi dậy tài năng trẻ” là chuyến hành trình khám phá thế giới đầy thú vị,
bất ngờ của giáo dục Do Thái, một nền giáo dục từ lâu đã nổi tiếng về sự sáng tạo và tôn trọng
cá nhân trẻ.
Cùng những quan điểm rút ra từ những trải nghiệm thú vị trong nhiều năm của tác giả Michal
Nahari, người đã có hơn ba thập kỷ làm trong lĩnh vực mầm non với vai trò là giáo viên, đây
chính là cuốn cẩm nang để cha mẹ thấu hiểu, tin tưởng và yêu thương trẻ một cách đúng đắn;
song hành với giáo dục nhà trường để định hướng và phát huy tài năng con trẻ.
Cuốn sách chủ yếu đưa ra các phương pháp nhằm giải quyết hai yếu tố: Yếu tố thứ nhất là
mối liên hệ giữa thầy cô – học sinh/ bố mẹ – con cái. Và yếu tố thứ hai chính là phương
tiện mà các người thầy áp dụng để đánh thức niềm đam mê và hứng thú của các em.
Thay vì ở tư thế đối phó, chỉ thị cho học sinh, một giáo viên hãy trở thành người tôn trọng sự
sáng tạo và niềm đam mê của trẻ, vui vẻ ủng hộ và khuyến khích các em tìm tòi khám phá
thêm để có thể trở thành người có ảnh hưởng tích cực đến học sinh bằng 8 yếu tố cơ bản: Tình
yêu, Tôn trọng, Công nhận, Tin tưởng, Lắng nghe, Giáo dục, tạo động lực, Thú vị, Chia sẻ và
Ảnh hưởng. Bằng cách đó, chúng ta sẽ tạo ra môi trường học tập mà mỗi học sinh đều được
tôn trọng sự khác biệt, và bản thân giáo viên là người hiểu được tầm quan trọng của cách tiếp
cận, ứng xử với học sinh, thì đứa trẻ sẽ luôn ở trạng thái vui vẻ khi đến trường, thoả sức sáng
tạo và tự tin với chính mình.
“Bí mật Do Thái khơi dậy tài năng trẻ” còn có rất nhiều trích dẫn của các nhà giáo dục, các
nhà đào tạo và các giáo sư thuộc tất cả các tầng lớp trong xã hội. Chính là những ảnh hưởng
góp phần thay đổi lớn lao những đứa trẻ bây giờ cũng chính là tương lai của thế giới sau này.
“Đừng lo để cho con nghĩ” là cuốn sách ghi lại trải nghiệm thực tế của trẻ em mầm non Nhật Bản theo dòng chảy 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông. Xoay quanh thiên nhiên bốn mùa như một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại theo hình xoắn ốc, việc bố mẹ khám phá sự trưởng thành của trẻ cũng dần rộng mở theo.
Đằng sau những trò chơi, những hoạt động, những bức ảnh và câu chuyện thực tế trong cuốn sách, bố mẹ sẽ hiểu được tâm lí của con mình khi ở trường như thế nào. Từ những buổi đầu tiên đến lớp vì sao con khóc? Có cần quá lo lắng vì tiếng khóc ấy hay không? Rồi đến những tình huống hay gặp phải như ở trường con rất ngoan, rất tự lập nhưng về nhà lại mè nheo, bướng bỉnh cũng được tác giả trả lời một cách rất thuyết phục qua từng câu chuyện.
Bên cạnh đó, phụ huynh còn nắm bắt được những bài học sâu sắc về tâm lí của trẻ thơ. Thấu hiểu những góc nhìn háo hức khám phá thế giới xung quanh say mê nhất, nồng nhiệt nhất. Để hiểu vì sao con trẻ luôn tỏa ra thứ răng lượng tràn đầy sức sống.
“Đừng lo để cho con nghĩ” như một lời nhắc nhở bố mẹ rằng: hãy để tầm mắt mình ngang hàng với trẻ, để con được tự do suy nghĩ, biểu đạt, từ đó bố mẹ sẽ là người thấu hiểu, khích lệ và cổ vũ con bước vào thế giới theo cách của riêng mình.