Home » Sách tôn giáo - tâm linh » Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Trong Văn Học Phật Giáo Việt Nam

Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Trong Văn Học Phật Giáo Việt Nam

5.00 out of 5 based on 2 customer ratings
(2 customer reviews)

129.000đ 95.000đ


Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là tác phẩm thuộc thể loại luận thuyết triết học Phật giáo Thiền tông, phần chính văn do…

Tới nơi bán
Công ty phát hành Thái Hà
Thích Hạnh Tuệ
Ngày xuất bản 09-2018
Kích thước

16 x 24 cm

Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Khoa học xã hội
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 293
SKU 6808729515454

Giới thiệu sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Trong Văn Học Phật Giáo Việt Nam

Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh là tác phẩm thuộc thể loại luận thuyết triết học Phật giáo Thiền tông, phần chính văn do Hải Lượng Ngô Thì Nhậm trước tác vào năm 1796 lúc gần cuối đời. Đây là một tác phẩm khó đọc, khó nắm bắt, nếu người đọc không có cái nền, cái vốn về Phật học, về Thiền học vững vàng thì dù có đọc vài lần cũng khó lòng mà nhận thức được và thấu hiểu hết những tư tưởng uyên áo, vi diệu của Thiền học, Phật học Đại thừa mà các tác giả đã tiếp thu rồi chuyển tải trong tác phẩm này. Ngay cả nhan đề của tác phẩm cũng là một vấn đề cần tìm hiểu kỹ để lý giải cho tường minh.

Ngô Thì Nhậm là một danh sĩ tài hoa, một nhà nho lỗi lạc với kiến văn uyên bác; đồng thời, ông còn là một thiền gia am hiểu tư tưởng Thiền Phật. Gần cuối đời, sau khi vua Quang Trung tạ thế đột ngột, ông từ giã chốn quan trường, về Thăng Long, thành lập Bích Câu thiền viện cùng các đạo hữu tu thiền, viết sách xiển dương tinh thần nhập thế hộ quốc an dân của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà Phật Hoàng sáng lập từ cuối thế kỷ thứ XIII.

Nếu so sánh cuốn luận thuyết của Ngô Thì Nhậm với nhiều bộ luận thuyết của Ấn Độ, của Trung Quốc và của Việt Nam trước đó, thì mới thấy kết cấu của luận thuyết Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh có thể nói là rất lạ. Lạ là vì một tác phẩm gồm nhiều người tham gia trước tác, mỗi người thực hiện một nội dung, mà những nội dung này được xoay quanh cái trục tư tưởng cốt tuỷ của phần Chính văn; một cái lạ nữa là trọng tâm tác phẩm có nhiều phần, gồm: Chính văn, Thanh dẫn, Thanh chú và Thanh tiểu khấu. Chính văn có tên là Đại chân Viên giác thanh nội dung trình bày cốt tuỷ tư tưởng của 24 thanh do Hải Lượng viết, mà tư tưởng trong các thanh của chính văn đã chịu ảnh hưởng và in đậm dấu ấn của tư tưởng Kinh viên giác, một bộ kinh Đại thừa Phật giáo. Trong từng thanh, cuốn luận thuyết này được sắp xếp theo trình tự như sau: Thanh dẫn, Chính văn, Thanh chú, Thanh tiểu khấu.

Thanh dẫn là phần dẫn nhập, có nhiệm vụ giới thiệu chung nội dung từng thanh, do em ruột của Hải Lượng là Hải Huyền Ngô Thì Hoàng viết; Thanh chú là phần chú thích, giảng giải nội dung từng thanh, do hai người bạn của Hải Lượng là Hải Âu Vũ Trinh và Hải Hòa Nguyễn Đăng Sở viết; Thanh tiểu khấu là phần tóm tắt nội dung từng thanh, do Hải Điền Nguyễn Đàm (cháu ruột của đại thi hào Nguyễn Du) viết.  

Tôi quen biết và cùng làm việc với tác giả chuyên khảo này từ mười mấy năm trước, rồi từ năm 2008 tôi được lãnh đạo nhà trường và khoa giao nhiệm vụ hướng dẫn khoa học cho tác giả khi thực hiện luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Chính nhờ thế mà tôi đã chứng kiến được quá trình trưởng thành trong khoa học của tác giả.

Chuyên khảo này được tác giả biên tập lại từ luận án Tiến sĩ đã được Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước đánh giá cao lúc bảo vệ (tháng 8/2013) với nhiều đóng góp có giá trị về mặt học thuật.

Chuyên khảo được tác giả dàn dựng thành năm chương: Chương Một giới thiệu tổng quan những thành tựu nghiên cứu về văn học Phật giáo Việt Nam và về tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh; Chương Hai trình bày bối cảnh xã hội, văn hóa, tư tưởng ở nước ta thế kỷ XVIII; trên cơ sở đó, giới thiệu các tác giả của tác phẩm Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh, cũng như tìm hiểu quá trình hình thành văn bản. Chương Ba và Chương Bốn là hai chương trọng tâm của công trình. Chương Ba tìm hiểu giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm; Chương Bốn tìm hiểu giá trị hình thức nghệ thuật của tác phẩm; Chương Năm chỉ ra vị trí và đóng góp của tác phẩm trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam, cụ thể là dấu ấn của Kinh viên giác trong tác phẩm; sự kế thừa và phát triển tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm đời Trần và vị trí của tác phẩm trong bộ phận văn học Phật giáo Việt Nam thời trung đại. Một kết cấu như thế là rất chặt chẽ và khoa học, khó có thể dàn dựng một kết cấu nào khác tốt hơn.

Cuối năm ngoái (năm 2017), tác giả đã cho xuất bản tập tiểu luận Nghiên cứu về Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, gồm 15 bài nghiên cứu về tác phẩm luận thuyết này đã công bố trên các tạp chí. Năm nay tác giả biên tập lại luận án đã bảo vệ thành công từ 5 năm trước để cho xuất bản. Có thể thấy đây là một chuyên khảo đầu tiên trong học giới nước nhà nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu và toàn diện về luận thuyết triết học Phật giáo Thiền tông Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm và các đạo hữu.

Xin chúc mừng thành quả nghiên cứu khoa học và xin có đôi lời giới thiệu công trình khoa học chuyên sâu này của Đại đức Tiến sĩ Thích Hạnh Tuệ.

Xin được trân trọng giới thiệu chuyên khảo này đến với quý vị độc giả gần xa.

<

Mua sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Trong Văn Học Phật Giáo Việt Nam giá rẻ?

TIKI Mua ngay 95.000đ
SHOPEE Xem giá

Đánh giá sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Trong Văn Học Phật Giáo Việt Nam, dowload sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Trong Văn Học Phật Giáo Việt Nam, Đọc sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Trong Văn Học Phật Giáo Việt Nam online, Download Ebook Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Trong Văn Học Phật Giáo Việt Nam free, Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Trong Văn Học Phật Giáo Việt Nam pdf doc prc, Xem sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Trong Văn Học Phật Giáo Việt Nam online,Tải sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Trong Văn Học Phật Giáo Việt Nam, review sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Trong Văn Học Phật Giáo Việt Nam