TIKI | Mua ngay | 425.000đ |
---|---|---|
SHOPEE | Xem giá |
425.000đ
425.000đ
Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng NgàyQua cuốn sách này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Hòa thượng Thích Huyền Quang đáng kính đã hết sức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng các giáo lý nhà P…
Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày
Qua cuốn sách này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Hòa thượng Thích Huyền Quang đáng kính đã hết sức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng các giáo lý nhà Phật vào thế giới đương đại của chúng ta. Bằng niềm tin vững chắc, cuốn sách cho thấy tính khả dĩ vượt thời gian của Phật giáo trong việc điều hướng xã hội đương đại cùng tất cả những vấn đề phức tạp của nó. Từ giáo dục, y tế, chính trị, kinh tế, cơ cấu xã hội đến đời sống cá nhân và các vấn đề gia đình, hai tác giả nhiệt tình ủng hộ tích hợp các giáo lý sâu sắc vào Phật pháp.
Trích đoạn sách:
Áp dụng đạo Phật trong đời sống mới
Phật tử Việt Nam nhìn rõ thực tại tâm lý, kinh tế và xã hội của thời đại và áp dụng giáo lý đạo Phật một cách thông minh vào đời sống mới, không bị ràng buộc bởi thành kiến và thói quen. Đức Phật là một bậc Đại Đạo Sư, thâm hiểu những điều kiện tâm lý, kinh tế và xã hội con người của thời đại Ngài. Đức Phật đã truyền dạy những giáo lý thích hợp với con người của thời đại ấy. Giáo lý của đức Phật phù hợp với các điều kiện sinh hoạt tâm lý,
kinh tế và xã hội của con người cho nên được gọi là một giáo lý khế cơ. Trong suốt lịch sử của Phật giáo, ta thấy xuất hiện nhiều hệ thống giáo lý mới phát xuất từ Phật giáo Nguyên thủy, như giáo lý Tịnh độ, giáo lý Thiền, giáo lý Duy thức, giáo lý Thiên thai, Những giáo lý này vừa khế hợp với căn bản đạo Phật vừa khế hợp với những điều kiện tâm lý và xã hội của con người đương thời. Phật giáo là một tôn giáo không bảo thủ, biết cởi mở và khai phóng để mở rộng chân trời tương lai.
Tuy cởi mở, khai phóng và tiến bộ như thế, đạo Phật vẫn không bị lạc gốc, cũng vẫn tiếp tục được truyền thống từ bi, khoan dung, vô úy và giải thoát. Thái độ bảo thủ vì thói quen, vì thành kiến và cố chấp là một thái độ trái ngược với tinh thần cởi mở và tiến bộ của đạo Phật. Người Phật tử không thể nhắm mắt làm theo tất cả những điều mà người xưa đã làm, lấy cớ “xưa bày nay làm”.
Người Phật tử phải xét xem những điều do người xưa bày ra hiện còn có giá trị trong hoàn cảnh hiện tại hay không. Nếu còn thì ta vẫn tiếp tục thi hành. Nhưng nếu những điều ấy không còn giá trị nữa thì ta phải bỏ và tìm ra những điều khác thích hợp với ta hơn. Ngày xưa khi còn tại thế, đức Phật và các môn đệ cùng thời với Ngài đã áp dụng pháp chế khất thực chẳng hạn. Ở các nước Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản trong suốt 10 thế kỷ, tăng sĩ ít khi thực hành pháp chế trì bát khất thực đó, tại vì điều kiện phong thổ và tập quán ở các nước này khác với Ấn Độ thuở xưa. Như thế không có nghĩa là Phật giáo các nước đó chống với Phật giáo và Ấn Độ. Như thế chỉ có nghĩa là Phật giáo tại các nước đó đã biết chuyển biến để khế hợp với những điều kiện sinh hoạt tại các nước đó mà thôi. Lấy ví dụ ấy mà xét thì nếu ta muốn cho đạo Phật có sinh khí, ta phải biết áp dụng đạo Phật một cách thông minh vào những điều kiện sinh hoạt tâm lý, kinh tế và xã hội của đời sống chúng ta. Đạo Phật không phải là của riêng của một số người ẩn dật nơi tự viện. Đạo Phật là của mọi lớp người: của thiếu nhi, của thanh niên, của phụ nữ, của lao động trí thức và lao động chân tay.
Đạo Phật chỉ có sinh lực khi nào giáo lý đạo Phật được áp dụng trong đời sống hằng ngày, trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, chính trị, kinh tế tổ chức, trong đời sống cá nhân cũng như trong đời sống gia đình, quốc gia và xã hội. Người Phật tử phải đặt những câu hỏi tương tự như sau đây: Trong một xã hội mà con người bị lôi cuốn theo guồng máy kinh tế và chính trị đến nỗi khó có thể bảo tồn tự do và nhân tính của mình, đạo Phật dạy con người áp dụng thái độ nào và hành động gì để khôi phục tự do và nhân tính ấyNULL Đối với những cuộc chiến tranh diệt chủng và tàn phá sinh mệnh và giá trị con người, đạo Phật dạy ta hành động thế nào? Trước hiểm họa mà nhân loại đang phảiđương đầu, đạo Phật dạy ta con đường nào để có thể tự cứu? Nếu đạo Phật không trả lời được những câu hỏi như thế, thì ta không thể nói rằng đạo Phật là đạo của sự sống. Kỳ thực, người Phật tử tin rằng trong đạo Phật có hàm chứa những nguyên lý căn bản có thể trả lời được mọi vấn đề của sự sống; và do đó, đem những nguyên tắc kia áp dụng vào đời sống cá nhân và xã hội hiện tại, ta sẽ tìm thấy những câu trả lời thích hợp. Bản thân ta và sự sống của ta chính là môi trường thực nghiệm, từ đó được tìm ra những câu giải đáp, gọi là Đạo Phật Ứng Dụng. Những điều kiện sinh hoạt tâm lý, kinh tế và xã hội luôn luôn thay đổi cho nên mỗi thời đại và mỗi địa phương cần có một đạo Phật ứng dụng thích hợp. Thành kiến và thói quen thường khiến cho người ta sợ hãi sự đổi thay và sự sáng tạo. Đạo Phật là một đạo sống động, do đó cần sự đổi thay và sáng tạo liên tục. Phật tử đừng để cho thành kiến và thói quen bó buộc. Phật tử cần luôn luôn nhận định lại về sự sống để mà thực hiện những thay đổi và sáng tạo cần thiết làm cho đạo Phật luôn luôn là một đạo sống động chứ không khô chết trong những cái vỏ hình thức và thiếu sinh khí.
Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày
Qua cuốn sách này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Hòa thượng Thích Huyền Quang đáng kính đã hết sức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng các giáo lý nhà Phật vào thế giới đương đại của chúng ta. Bằng niềm tin vững chắc, cuốn sách cho thấy tính khả dĩ vượt thời gian của Phật giáo trong việc điều hướng xã hội đương đại cùng tất cả những vấn đề phức tạp của nó. Từ giáo dục, y tế, chính trị, kinh tế, cơ cấu xã hội đến đời sống cá nhân và các vấn đề gia đình, hai tác giả nhiệt tình ủng hộ tích hợp các giáo lý sâu sắc vào Phật pháp.
Trích đoạn sách:
Áp dụng đạo Phật trong đời sống mới
Phật tử Việt Nam nhìn rõ thực tại tâm lý, kinh tế và xã hội của thời đại và áp dụng giáo lý đạo Phật một cách thông minh vào đời sống mới, không bị ràng buộc bởi thành kiến và thói quen. Đức Phật là một bậc Đại Đạo Sư, thâm hiểu những điều kiện tâm lý, kinh tế và xã hội con người của thời đại Ngài. Đức Phật đã truyền dạy những giáo lý thích hợp với con người của thời đại ấy. Giáo lý của đức Phật phù hợp với các điều kiện sinh hoạt tâm lý,
kinh tế và xã hội của con người cho nên được gọi là một giáo lý khế cơ. Trong suốt lịch sử của Phật giáo, ta thấy xuất hiện nhiều hệ thống giáo lý mới phát xuất từ Phật giáo Nguyên thủy, như giáo lý Tịnh độ, giáo lý Thiền, giáo lý Duy thức, giáo lý Thiên thai, Những giáo lý này vừa khế hợp với căn bản đạo Phật vừa khế hợp với những điều kiện tâm lý và xã hội của con người đương thời. Phật giáo là một tôn giáo không bảo thủ, biết cởi mở và khai phóng để mở rộng chân trời tương lai.
Tâm vốn chứa đựng những hạt giống giác ngộ mà mỗi người trong chúng ta có thể vun bồi và tưới tẩm để chuyển hóa cuộc sống và trưởng dưỡng trí tuệ của mình.
Cuốn sách Chánh Niệm đã đúc kết trí tuệ từ bốn thập kỷ miệt mài giảng dạy và nhiệt tâm tu tập của thiền sư Joseph Goldstein. Cuốn sách sẽ là một người bạn đồng hành tin cậy suốt cuộc đời cho bất cứ ai cam kết sống chánh niệm và thành tựu giải thoát nội tâm. Dựa trên sự tham cứu kỹ lưỡng từng chữ từng câu trong Satipaṭ̣ṭ̣hāna Sutta (Kinh Niệm Xứ), bài kinh bất hủ của Đức Phật về bốn nền tảng của chánh niệm vốn là cơ sở cho các phương pháp thiền Vipassanā (hay Thiền minh sát) ngày nay, thiền sư Joseph Goldstein đã trình bày trọn vẹn những lời dạy của Đức Phật một cách có hệ thống. Bằng việc giải thích cặn kẽ, thâm sâu từng chi tiết nhưng hoàn toàn dễ tiếp cận và phù hợp với một thiền sinh hiện đại, cuốn sách Chánh Niệm giải thích cho chúng ta một nghiên cứu sâu sắc về:
• Tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm và định — cách thức phát triển bốn phẩm chất cốt yếu của tâm để vững bước trên con đường giác ngộ.
• Phần điệp khúc của Satipaṭ̣ṭ̣hāna — cách thức quán chiếu sâu sắc về bốn nền tảng của chánh niệm giúp chúng ta hay biết đơn thuần và duy trì chánh niệm liên tục.
• Chánh niệm về thân — cơ sở cho mọi thành tựu — bao gồm hơi thở, oai nghi, các hoạt động và tứ đại.
• Chánh niệm về cảm thọ — cách thức mà kinh nghiệm về những nhận thức giác quan của chúng ta ảnh hưởng đến thế giới bên trong và bên ngoài của chúng ta.
• Chánh niệm về tâm — học cách nhận diện những suy nghĩ và trạng thái tâm thiện và bất thiện.
• Chánh niệm về dhammā (các pháp) bao gồm Năm Chướng Ngại, Sáu Căn và Sáu Trần, Thất Giác Chi
Thiền sư Joseph Goldstein viết: “Có muôn vàn ý nghĩa và sắc thái trong kinh nghiệm về chánh niệm có thể giúp chuyển hóa cuộc sống của chúng ta một cách phi thường.” Trong cuốn sách Chánh Niệm, bạn có các công cụ đa dạng để khai mở sự chuyển hóa này trong chính mình.
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..
Đánh giá sách Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày + Chánh Niệm hướng dẫn thực hành đến giác ngộ, dowload sách Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày + Chánh Niệm hướng dẫn thực hành đến giác ngộ, Đọc sách Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày + Chánh Niệm hướng dẫn thực hành đến giác ngộ online, Download Ebook Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày + Chánh Niệm hướng dẫn thực hành đến giác ngộ free, Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày + Chánh Niệm hướng dẫn thực hành đến giác ngộ pdf doc prc, Xem sách Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày + Chánh Niệm hướng dẫn thực hành đến giác ngộ online,Tải sách Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày + Chánh Niệm hướng dẫn thực hành đến giác ngộ, review sách Đạo Phật áp dụng vào đời sống hàng ngày + Chánh Niệm hướng dẫn thực hành đến giác ngộ