Home » Sách lịch sử » Loạn 12 sứ quân – tập 3+4

Loạn 12 sứ quân – tập 3+4

5.00 out of 5 based on 2 customer ratings
(2 customer reviews)

135.000đ 135.000đ


Tại sao tôi chọn đề tài này trước cho công trình sáng tác của tôi?Vì giai đoạn 12 sứ quân là giai đoạn khuyết sử. Các bộ chính sử viết từ thời nhà Lý trở đi chỉ ghi chép một cách sơ sài về giai đoạn n…

Tới nơi bán

Giới thiệu sách Loạn 12 sứ quân – tập 3+4

Tại sao tôi chọn đề tài này trước cho công trình sáng tác của tôiNULL

Vì giai đoạn 12 sứ quân là giai đoạn khuyết sử. Các bộ chính sử viết từ thời nhà Lý trở đi chỉ ghi chép một cách sơ sài về giai đoạn này với tên 12 vị sứ quân và các địa bàn hoạt động của họ, không có những chi tiết cụ thể nào cả.

Đã là tiểu thuyết dã sử thì tác giả không buộc phải theo sát các sử liệu, mà có quyền tưởng tượng ra các sự kiện, miễn sao các sự kiện ấy phù hợp với giai đoạn lịch sử đương thời.

Với hoạt động của 12 sứ quân tại 12 địa điểm khác nhau, trong một quãng thời gian 28 năm, với các tình tiết phức tạp, tôi hy vọng có thể viết được một bộ truyện thật dài gồm nhiều tập mà các khung cảnh, các nhân vật, các sự kiện không trùng lặp nhau, người đọc không đến nỗi phải chán.

Vả lại, lựa chọn đề tài này, tôi mong muốn giải đáp một số câu hỏi liên quan đến giai đoạn 12 sứ quân, cụ thể là:

1. Các chính sử chỉ ghi lại tên của 12 sứ quân với 12 địa điểm cát cứ nằm rải rác hai bên bờ sông Hồng, mỗi địa điểm là một huyện ngày nay. Giữa các huyện này còn có nhiều huyện khác nằm xen kẽ, và rất nhiều huyện vây quanh. Vậy thời 12 sứ quân vai trò chính trị của các huyện này như thế nào? Chúng bị sáp nhập vào các lãnh địa sứ quân hay vẫn độc lập và phụ thuộc vào triều đình Cổ Loa?

Tôi nghĩ rằng mỗi sứ quân là một lãnh chúa, có quân đội trong tay với tham vọng vương bá, chẳng lẽ lại bằng lòng với một địa bàn hoạt động nhỏ hẹp là một huyện? Lấy người, lấy của đâu để củng cố thế lực, chưa nói đến việc phòng thủ thời bấy giờ không dựa vào các con sông hay dãy núi thiên nhiên làm ranh giới thì không có gì vững chắc cả. Vì vậy khi một lãnh chúa nào đó đứng lên xưng hùng xưng bá tại một huyện, tất phải đánh chiếm các huyện kế cận để bành trướng thế lực. Họ chỉ chịu dừng lại khi đụng phải một con sông lớn, một dãy núi cao

2. Nước ta thời đại 12 sứ quân vào tới vùng Hoan, Ái giáp đèo Ngang. Các sứ quân chỉ hoạt động trên vùng đồng bằng sông Hồng. Vậy hai châu Hoan, Ái là hai châu thuộc về ai? Vẫn phục tùng triều đình Cổ Loa chăng? Chắc là không, vì họ làm sao vượt qua được các lãnh địa sứ quân để lên tới Cổ Loa? Vì sao các vị trấn thủ các châu này lại không tự xưng sứ quân mà làm chúa một phương? Chắc là hai châu này đã đã sớm lọt vào quyền khống chế của Đinh Bộ Lĩnh.

3. Trong lúc 12 sứ quân cát cứ các địa phương, triều đình Cổ Loa dưới quyền của Bình Vương Dương Tam Kha hay các vua Ngô Nam Tấn Vương Xương Văn, Thiên Sách Vương Xương Ngập vẫn tồn tại. Không kể thời Ngô Xương Xí lên kế vị chẳng dám xưng vương mà chỉ xưng là sứ quân, uy quyền của triều đình Cổ Loa đối với các sứ quân như thế nào? Tôi nghĩ rằng giai đoạn này cũng giống như thời Đông Chu Liệt quốc, Bình Vương, rồi Nam Tấn Vương, Thiên Sách Vương không khác gì thiên tử nhà Chu, chỉ còn hư vị mà không có thực quyền, còn các sứ quân thì giống như các chư hầu, tuy bề ngoài vẫn tôn trọng triều đình Cổ Loa mà trên thực tế thì hoàn toàn độc lập trong phạm vi lãnh địa của mình.

4. Đinh Bộ Lĩnh là người có sức khỏe, có chí lớn, tư chất thông minh đĩnh ngộ, từ một kẻ chăn trâu bước lên ngôi hoàng đế, tất phải có bản lãnh khác thường và một bậc tài trí vẹn toàn đứng sau lưng làm quân sư. Bài học thực tế cổ kim Đông Tây cho biết những người được gọi là quân sư hay cố vấn phải là người ho rộng biết nhiều. Thời bấy giờ nước ta chưa mở mang sự học, cho nên thiết nghĩ những người học nhiều phải là những vị tu hành Phật giáo. Do đó tôi nghĩ vị quân sư của Đinh Bộ Lĩnh không ai khác là thiền sư Ngô Chân Lưu. Chính vì thiền sư có công giúp mình, nên sau khi đã dẹp xong 11 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, liền phong thiền sư là quốc sư Khuông Việt, một tước vị cao quý nhất thời bấy giờ.

5. Chúng ta đều biết lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh rất mạnh, bằng chứng là ông đã lần lượt hạ được các sứ quân để thống nhất đất nước và lên ngôi hoàng đế. Việc đánh dẹp này chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, trên dưới một năm. Câu hỏi được đặt ra là tại sao Đinh Bộ Lĩnh mạnh như thế mà phải chờ đến sau cái chết của Ngô Xương Xí mới cất quân đi đánh các sứ quân? Rõ ràng là thiền sư Ngô Chân Lưu làm quân sư cho chúa Hoa Lư đã tìm cách ngăn cản, tất nhiên là bằng những lý lẽ lọt tai được, khiến Đinh Bộ Lĩnh phải nghe theo, vì thiền sư không muốn nhà Ngô bị tiêu diệt sớm bởi người mà mình theo phò. Rất có thể thiền sư đã biết trước do trí tuệ thần thông hoặc do sự nhận định sắc bén rằng nhà Ngô không thể ở ngôi lâu, cho nên ông mới tìm cách giữ chân chúa Hoa Lư lại bên bờ sông Hoàng Long để chờ tới thời điểm nhất định sẽ đến mới phất cờ gióng trống tiến quân thực hiện sứ mạng thiêng liêng với Tổ quốc.

6. Sau cùng, tuy 12 sứ quân gây nên cuộc tranh chấp nội bộ kéo dài nhiều năm, làm cho dân chúng cực khổ bởi nạn can qua, nhưng các sứ quân đáng được hậu thế kính trọng, vì họ đã thực hiện đúng câu ngạn ngữ của người Việt nam là: “Được thì làm vua, thua làm giặc”, chứ nhất định không làm các việc “cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về giày mả tổ” hòng bảo vệ địa vị và duy trì quyền lợi như bọn Kiều Công Tiễn đã làm trước đó, hay bọn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống về sau. Cũng có thể bấy giờ một vài sứ quân lúc thế cùng lực tận đã nghĩ đến việc cầu viện phương Bắc, nhưng các bề tôi đã hiểu rõ cái nạn ngoại thuộc tai hại như thế nào mà hết lời can ngăn, nên mới không xảy ra điều đáng tiếc, tiết kiệm được xương máu và duy trì được nền độc lập tự chủ cho Tổ quốc.

Ngồi sửa xe đạp tại một xó nhà, suốt ngày quanh quẩn với các loại đồ nghề vá xe, không có một chút thì giờ rảnh rỗi tới thư viện tìm kiếm tài liệu, còn bao nhiêu sách báo tích lũy được từ trước thì đã bán ve chai hết vào đầu năm 1978, tôi chỉ còn cách moi lại trong trí nhớ những gì đọc được, đã xem được, đã nghe được để dùng làm sườn mà dựng nên bộ truyện này. Viết trong hoàn cảnh như thế, lẽ cố nhiên các sự kiện nêu lên trong truyện không đi gần được với lịch sử, mong độc giả thông cảm cho.

Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn lịch sử xảy ra cách nay trên một nghìn năm, lại vào thời gian khuyết sử, cho nên khi viết, tôi đã phải cố gắng hết sức để lựa chọn những từ, những chữ thật mộc mạc cho hợp với ngôn ngữ đương thời. Tuy nhiên vẫn không sao tránh khỏi đôi lúc vô tình tôi đã để ngòi bút viết theo ý tưởng và cách diễn tả quá mới, vì không tìm được một lối diễn tả nào thích hợp hơn. Khi đọc tới một dòng, một đoạn nào như thế, mong độc giả hiểu giùm cho nỗi khó khăn của tác giả.

Với thiện chí góp một viên gạch vào tòa nhà văn hóa dân tộc, tôi ước vọng bộ truyện này sẽ thay thế được chỗ đứng của một pho truyện Tàu trên kệ sách của mọi gia đình.

Sài Gòn ngày 15-2-1984
Nguyễn Đình Tư

Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..

Mua sách Loạn 12 sứ quân – tập 3+4 giá rẻ?

TIKI Mua ngay 135.000đ
SHOPEE Xem giá

Đánh giá sách Loạn 12 sứ quân – tập 3+4, dowload sách Loạn 12 sứ quân – tập 3+4, Đọc sách Loạn 12 sứ quân – tập 3+4 online, Download Ebook Loạn 12 sứ quân – tập 3+4 free, Loạn 12 sứ quân – tập 3+4 pdf doc prc, Xem sách Loạn 12 sứ quân – tập 3+4 online,Tải sách Loạn 12 sứ quân – tập 3+4, review sách Loạn 12 sứ quân – tập 3+4