Sách – Rừng Nauy
Câu chuyện bắt đầu từ một chuyến bay trong ngày mưa ảm đạm, một người đàn ông 37 tuổi chợt nghe thấy bài hát gắn liền với hình ảnh người yêu cũ, thế là quá khứ ùa về xâm chiếm thực tại. Mười tám năm trước, người đàn ông ấy là chàng Toru Wanatabe trẻ trung, mỗi chủ nhật lại cùng nàng Naoko lang thang vô định trên những con phố Tokyo. Họ sánh bước bên nhau để thấy mình còn sống, còn tồn tại, và gắng gượng tiếp tục sống, tiếp tục tồn tại sau cái chết của người bạn cũ Kizuki. Cho đến khi Toru nhận ra rằng mình thực sự yêu và cần có Naoko thì cũng là lúc nàng không thể chạy trốn những ám ảnh quá khứ, không thể hòa nhập với cuộc sống thực tại và trở về dưỡng bệnh trong một khu trị liệu khép kín. Toru, bên cạnh giảng đường vô nghĩa chán ngắt, bên cạnh những đêm chơi bời chuyển từ cảm giác thích thú đến uể oải, ghê tởẫn kiên nhẫn chờ đợi và hy vọng vào sự hồi phục của Naoko. Cuối cùng, những lá thư, những lần thăm hỏi, hồi ức về lần ân ái duy nhất của Toru không thể níu Naoko ở lại, nàng chọn cái chết như một lối đi thanh thản. Từ trong mất mát, Toru nhận ra rằng mình cần tiếp tục sống và bắt đầu tình yêu mới với Midori.
Một cuốn sách ẩn chứa mọi điều khiến bạn phải say mê và đau đớn, tình yêu với muôn vàn màu sắc và cung bậc khác nhau, cảm giác trống rỗng và hẫng hụt của cả một thế hệ thanh niên vô hướng, ý niệm về sự sinh tồn tất yếu của cái chết trong lòng cuộc sống, những gắng gượng âm thầm nhưng quyết liệt của con người để vượt qua mất mát trong đờất cả đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho “Rừng Na uy”, im lặng, ma thuật và tuyệt vọng như một chấm máu cô độc giữa bạt ngàn tuyết lạnh.
Nhận định
“”Rừng Na-uy” là một câu chuyện tình giản dị.
Giản dị như sự thật
Như bốn mùa
Như Sống/Chết
ái giản dị của “Rừng Na-uy” là cái giản dị chỉ có được khi người viết đã vượt lên trên hết những làm dáng có bản chất kỹ thuật vốn rất khó tránh trong sáng tác chỉ để bồi hồi kể lại những gì đang tuôn trào từ sâu thẳm cõi lòng mình. “Rừng Na-uy” không lãng mạn. Nó không lý tưởng hóa và do vậy không bị lừa mị bởi chính những lí tưởng ấy của mình. Nó dũng mãnh như mũi tên vừa bay ra khỏi cánh cung. Thẳng từ cõi lòng bộc trực và thân xác của kiếp người”
– Trịnh Lữ
“Rừng Na Uy” không có những biểu tượng truyền thống của Nhật Bản, thế nhưng Murakami vẫn thể hiện mình là một nhà văn Nhật Bản từ trong cốt tủy. Hành trình của Toru qua những cánh rừng âm u sâu thẳm dẫn tới khu điều dưỡng gợi nhớ con đường thiên lý của các thi nhân văn sỹ Nhật Bản xưa, gợi nhớ chuyến đi tới xứ tuyết của chàng trai trẻ Shimamura trong tác phẩm “Xứ tuyết” của Kawabata. Mỗi người một thời đại, nhưng họ đều bỏ lại thị thành để tìm đến vùng đất yên tĩnh có phần siêu thoát. Vẻ đẹp mong manh, trong trắng nhưng xa vời của Naoko là hiện thân cho mỹ cảm đặc trưng của Nhật Bản, ta có thể gặp dấu ấn đặc trưng ấy trong những nhân vật nữ của Kawabata (Kyoko trong “Thủy nguyệt”, Yoko trong “Xứ tuyết”). Dường như văn hóa phương Tây có thể khiến các nhân vật của Murakami không đủ kiên nhẫn để sống với trà đạo, bonsai, nhưng khát vọng hướng thượng, tìm kiếm cảm giác thanh nhàn và vẻ đẹp trinh khiết là điều không bao giờ mất.
– Nhã Nam
Giá sản phẩm trên đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..