80 năm trước, cụ Hoàng Đạo Thúy (1900-1994) đã nói về nghề giáo: “Kể ra thì cái nghề của chúng ta cũng như, hay là hơn các nghề khác, cũng có lắm cái nhục và lắm cái vinh…”… “hưng thầy đã tận tụy, trong lâu năm, học trò đã khá giả, làng đã sạch sẽ, thịnh vượng, nước đã thảnh thơi, lúc trẻ nhỏ vào học, mặt sáng sủa tỉnh táo; thế thì thầy cũng có thể vui lòng mà bảo rằng: ‘tiến vi quan, đạt vi sư’ người xưa nói vậy mà phải.”
Đã gần 80 năm trôi qua kể từ khi “Nghề thầy” được xuất bản lần đầu tiên (1944). Cho dù chỉ là một cuốn sách mỏng, viết dưới dạng những lời tâm sự, chia sẻ về chuyện nghề của một người thầy cả đời tâm huyết, nhưng kì lạ thay, đa số những vấn đề mà tác giả đặt ra, bàn luận cho đến hôm nay vẫn chưa hề cũ, thậm chí còn rất mới.
Ngay từ 80 năm trước, cụ Hoàng Đạo Thúy đã xác định rõ mục đích của giáo dục mà những người làm thầy theo đuổi là “đem lũ trẻ con người ta trao cho, mà rèn giũa sao cho nên người, nên người có hiếu, sau này gây được gia đình bền chặt, người dân tốt giúp được nước, người có tâm với thiên hạ, làm người biết đạo người, sống hợp với lẽ trời đất”. Từ mục đích đó, cụ cho rằng nếu coi việc đi học chỉ là “để học đọc, học viết, học tính, để thi đỗ, để rồi đi làm, thì đủ thứ sung sướng” là “sai lạc cả mục đích giáo dục”.
Trong bối cảnh cuộc tranh luận về triết lý giáo dục ở nước ta vẫn diễn ra lúc ồn ào trên báo chí, lúc lặng lẽ, âm thầm ở nhiều diễn đàn nhỏ khác, ta sẽ thấy quan niệm về mục đích-mục tiêu giáo dục nói trên có ý nghĩa thế nào. Giáo dục suy cho cùng là phải hướng về con người, và làm cho xã hội hiện tại tốt đẹp hơn, từng bước xây dựng nên xã hộ tương lai. Nói khác đi, giáo dục là tạo ra con người có khả năng kiến tạo xã hội tốt đẹp hơn.
Người Thầy (Hồi Ức Của Một Nhà Giáo Mỹ)
Người thầy bắt đầu bằng câu chuyện giản dị của một giáo viên tập sự dạy đám học trò mười sáu tuổi. Một người thầy hơi nhút nhát, hơi căng thẳng, hơi mất bình tĩnh trước học sinh. Cũng như bao giáo viên khác, anh nhớ như in những điều cần phải làm để tạo một hình ảnh mực thước, xa cách và nghiêm khắc tới các học trò. Song McCourt đã không dấn sâu vào lối mòn mẫu mực ấy. Không phải vì anh là người quá can đảm, quá thông minh, dứt khoát phải đi trên con đường mới, mà điều đơn giản, McCourt muốn trở thành một người thầy như mình từng mong ước khi còn nhỏ, muốn tất tật các em học sinh đều thực sự quan tâm đến bài giảng tiếng Anh của mình.
Người kể chuyện hóm hỉnh, hài hước, đôi khi sâu cay và phần nào bất kính khi không thừa nhận những quy tắc có phần khiên cưỡng trong nghề giáo viên. Ở tuổi sáu mươi sáu, Frank McCourt được ví như loài hoa nở muộn khi cuốn hồi ký Angela’s Ashes ra mắt năm 1996 đã giành giải thưởng Pulitzer, giải thưởng của giới phê bình sách toàn quốc (National Book Critics Circle Award), và Thời báo L.A (L.A Times Book Award). Ba năm sau, cuốn Tis tiếp tục chinh phục độc giả viết về cuộc sống của tác giả trên đất Mỹ và việc ông trở thành thầy giáo như thế nào. Và giờ đây là Người thầy, quyển sách được McCourt mong đợi, giải thích vì sao mà sự nghiệp dạy học ba mươi năm quyết địch “màn hai” của đời ông với tư cách là một nhà văn.
Tờ Publishers Weekly đã đánh giá về Người thầy “Một cuốn sách cũng nên là tài liệu bắt buộc cho mọi giáo viên ở Mỹ.”